| Hotline: 0983.970.780

Nghệ thuật ẩm trà

Thứ Ba 08/02/2011 , 09:53 (GMT+7)

Uống trà là một thú vui tao nhã, một nét sinh hoạt ẩm thực mang bản sắc văn hóa của người phương Đông.

Uống trà không thể uống ừng ực cho đến khi đã khát, cũng không thể cụng ly, nâng cốc, hò hét “Dô! Dô!” như uống bia, uống rượu. Uống trà là một thú vui tao nhã, một nét sinh hoạt ẩm thực mang bản sắc văn hóa của người phương Đông.

Thành ngữ có câu “Trà tam tửu tứ”. Chọn bạn uống trà không nên nhiều mà chỉ cần vài ba người tâm đầu ý hợp, biết gác lại mọi sự bận rộn trong đời để cùng thong dong chia sẻ vui buồn trong hương vị của tách trà.

Những người sành uống trà coi việc đích thân pha trà là một thú vui trong cuộc sống. Nước nấu để pha trà phải là nước tinh khiết, trong trắng. Người xưa còn bỏ công lấy những giọt sương đêm đậu trên hoa sen đem về nấu để cho trà có thêm hương thơm của hoa sen. Trà phải được pha bằng nước sôi già.

Người kỹ tính còn chế nước sôi ngập lên phần trà trong bình rồi đổ bỏ đi nước ấy, gọi là rửa trà. Lần thứ hai, họ mới chế nước sôi vào đầy bình để uống. Pha trà công phu như vậy nên ông bà ta xưa đã gọi là “phép chế trà”. Cùng một loại trà, nhưng do cách pha khác nhau sẽ tạo nên màu sắc, chất lượng khác nhau và hễ trà có màu vàng nhạt, nước trong là ngon nhất.

Uống trà phải uống sau khi pha xong vài phút, khi nước còn nóng hổi, chứ để lâu thì trà sẽ bay hết hương vị và sẽ mất ngon. Vừa uống, các bạn trà vừa cùng nhau đàm luận về chuyện làm ăn, chuyện gia đình và mọi sự nhân tình thế thái. Trong văn chương gọi đó là nghệ thuật thưởng trà.

Chọn thời điểm uống trà cũng là một điều quan trọng. Kinh nghiệm cuộc sống cho thấy rằng: Nên uống trà vào những lúc có bạn tâm giao, tri kỷ; lúc cần tập trung suy ngẫm; lúc thảnh thơi, rảnh rỗi; lúc đọc báo, nghe đài, nghe nhạc trữ tình. Không nên uống trà vào lúc đông người; khi đang làm việc có liên quan đến giấy tờ, sổ sách; khi đang nghe những bản nhạc hùng hồn, sôi động...

Uống trà, đàm đạo và suy ngẫm chuyện đời là cái thú của giới văn chương nhân sĩ xưa nay. Ngày xuân, cùng nhau nâng chén trà thơm, ôn cố tri tân, ngẫm nghĩ làm sao cho năm mới vui hơn, tốt đẹp hơn là một nét đẹp trong đời sống người Việt và cần được lưu giữ, nối truyền.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm