| Hotline: 0983.970.780

Nghĩ về người trồng lúa hôm nay

Thứ Sáu 06/09/2013 , 10:10 (GMT+7)

Cấy lúa vốn nặng nhọc, ngay cả đối với nhà nông ở Thủ đô cũng vậy.

Cấy lúa vốn nặng nhọc, ngay cả đối với nhà nông ở Thủ đô cũng vậy. Hà Nội hiện có hơn 200.000 ha đất sản xuất lúa nhưng cơ giới hóa mới tập trung ở khâu làm đất, khâu cấy, thu hoạch, chế biến, bảo quản cũng khiến cho họ đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Do đó, rất cần có các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả cơ giới hóa trong sản xuất lúa.

Thứ nhất, phải có biện pháp, chính sách để bảo vệ đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao theo hướng kéo dài thời gian sử dụng đất, tăng mức hạn điền, chấm dứt tình trạng chênh lệch giá khi chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp sang các mục đích khác, tập trung mở rộng quy mô sản xuất.

 Hiện tại ở một địa phương nhân dân đã có rất nhiều sáng kiến nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao như dồn điển đổi thửa, thực hiện “cùng trà khác chủ”... những việc này cần phải được khuyến khích tạo điều kiện để nông dân sản xuất quy mô lớn.


Nhiều nơi, việc sản xuất lúa vẫn theo cách truyền thống

Xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến cơ giới hóa nông nghiệp, như chính sách khuyến khích xây dựng mô hình thí điểm cơ giới hóa nông nghiệp với việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp, chính sách thuế, chính sách đất đai...

Thứ hai, nghiên cứu để có những biện pháp tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất và liên kết giữa sản xuất với chế biến, kinh doanh có hiệu quả. Tạo điều kiện để nông dân có thể kết nối trực tiếp với thị trường, tiếp cận nhiều thông tin từ đó không chỉ sản xuất được cái mà thị trường cần, mà còn biết tìm ra những kênh tiêu thụ phù hợp cho sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất.

Thứ ba, để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đời sống cho nông dân và thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay, cần có chính sách gắn kết công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp, đưa dịch vụ về nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn để một mặt, công nghiệp hóa nông nghiệp (cung cấp máy móc cho nông nghiệp, chế biến sản phẩm của nông nghiệp), giải quyết vấn đề thừa lao động trong nông nghiệp, mặt khác, tăng thêm cơ hội cho người dân nâng cao đời sống của mình.

Thứ tư, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch vùng về phát triển nông nghiệp đến 2020, đồng thời chỉ đạo thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt làm cơ sở cho định hướng cho các HTX, người dân đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp với quy hoạch và thổ nhưỡng thực tế tại địa phương.

 Khuyến khích, giám sát chặt chẽ việc giao các đề tài nghiên cứu khoa học về máy nông nghiệp, hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp phối hợp với các nhà khoa học, người nông dân tìm tiếng nói chung giữa nhà khoa học, nhà sản xuất và nông dân.

 Ngoài đầu tư cho kết cấu hạ tầng, rất cần đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho nông dân, bởi vì đất nông nghiệp bị thu hẹp luôn là xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhưng nếu chúng ta biết ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, có những người nông dân giỏi nghề thì nông nghiệp vẫn vượt qua được những hạn chế của việc thu hẹp đất đai (như một số nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ixraen... trên thế giới đã từng làm). Cuối cùng là xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về cơ giới hóa trong sản xuất lúa.

Với những giải pháp trên cũng cần tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin quảng bá thông qua nhiều hình thức để nông dân thấy rõ những lợi ích của việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa, phát triển “cánh đồng mẫu lớn”, hình thành chuỗi giá trị theo hướng bền vững và hiệu quả.

Nông dân vốn thiệt thòi. Các ngành các cấp cần nhận thức rõ đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là sự đầu tư cho phát triển, bảo đảm phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội của đất nước. Do đó, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn để phục vụ đời sống và sản xuất ở khu vực này.

Trước mắt đầu tư vào kết cấu hạ tầng như: đường xá, mạng điện, thủy lợi, thông tin, các công trình phục vụ sản xuất. Nhanh chóng phát triển văn hóa, xây dựng các công trình công cộng, mở mang đường xá trên địa bàn nông thôn như: trường học, bệnh viện, siêu thị, khu du lịch, vui chơi giải trí,... nhằm phục vụ bà con nông dân, nâng cao dân trí đời sống tinh thần của họ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất