| Hotline: 0983.970.780

Nguyễn Xuân Sang giữa Biển và Em

Thứ Năm 18/08/2011 , 10:38 (GMT+7)

Sống với nắng gió Vũng Tàu và làm việc trong ngành Hải quan, những câu thơ của Nguyễn Xuân Sang ra đời thật tình cờ.

Sống với nắng gió Vũng Tàu và làm việc trong ngành Hải quan, những câu thơ của Nguyễn Xuân Sang ra đời thật tình cờ. Thi ca giống như một niềm vỗ về tháng ngày đã sống, mà đôi khi cũng giống như một nỗi sẻ chia khoảnh khắc đã xa.  

Nguyễn Xuân Sang yêu thơ theo cách của anh, lặng lẽ nhưng không kém đam mê. Tập thơ “Biển và em” do NXB Hội Nhà văn ấn hành, gồm 53 bài thơ được Nguyễn Xuân Sang viết từ năm 1986 đến năm 2011. Một phần tư thế kỷ vụt qua rất nhanh, nếu chúng ta hờ hững trước những phút giây lướt qua đời nhau. Tuy nhiên, nhờ có thơ, Nguyễn Xuân Sang níu giữ được nhiều hồi ức, dẫu ngậm ngùi dẫu đắng đót, vẫn cứ tỏa ra một vùng xanh mát tâm hồn! 

Thơ Nguyễn Xuân Sang chân thành, bám chặt vào vần điệu mà thể hiện tấm lòng. Thơ cứ thật thà gọi tên từng cảm xúc, khi bình yên uống rượu với vợ: “Đâu cần quán xá làm chi/ Ở nhà chồng vợ cụng ly nghĩa tình/ Mồi là bóng, rượu là hình/ Nhâm nhi kỷ niệm lung linh tháng ngày” lẫn khi qua phố bắt gặp nữ công nhân xa quê bơ vơ: “Tối thứ Bảy mưa rơi mái tôn như gõ trống/ Ngỡ chàng trai gõ cửa trái tim mình/ Đồng lương tháng nắm lỏng bàn tay xinh/ Nửa gửi về nhà, nửa lo phòng trọ”. Và tất nhiên, những câu thơ kiểu nhật ký có khi bảo đảm thông tin lưu trữ vẫn bị nhoài ra khỏi rung động dư âm, mà yếu tố thẩm mỹ từ nhà thơ đến bạn đọc vẫn chịu một vách ngăn mơ hồ! 

Đọc thơ Nguyễn Xuân Sang dễ dàng phát hiện hành trình anh đã trải nghiệm, những mảnh đất anh từng đặt chân đến, những con người anh từng tay bắt mặt mừng. Thơ cứ theo chân Nguyễn Xuân Sang, có lúc thơ lẽo đẽo như kẻ dự phần bất đắc dĩ, mà có lúc thơ bay bổng như người đại diện đáng tin cậy. Chẳng hạn, khi tác giả phát hiện vẻ đẹp của một cô giáo ở Khe Sanh - Quảng Trị âm thầm vì sự nghiệp trồng người, thì hai câu thơ giản dị đột ngột sáng lên: “Em đứng lớp hơn chục mùa phát rẫy/ Chữ em gieo nở rộ khắp bản mường”. Hoặc khi tác giả ra mỏ Bạch Hổ thì chuyến đi công tác ấy rộn ràng hơn, ấm áp hơn bởi một tiếng dế ngân nga: “Tiếng dế hay hồn đất mẹ/ Theo con ra với giàn khoan”. 

Trái tim đa cảm của Nguyễn Xuân Sang thường xao xuyến với những điều đôn hậu. Chính cái chất liệu tưởng chừng mộc mạc đó lại giúp chân dung tác giả lung linh trong những chớp mắt chậm buồn “Giao thừa nhớ mẹ” bâng khuâng một thời khốn khó: “Dù Mẹ biết ra giêng hết gạo/ Khi tết về vẫn gói bánh chưng xanh” để bồn chồn mỗi dịp quay quắt “Chợ Tết” tha phương “Ngẩn ngơ quanh chợ Tết/ Mua rẻ một trời hương”. Không phải “trời hương” hạ giá mà bất tận xao xác cố nhân giúp nhà thơ bỗng dưng giàu có nghìn trùng quê cũ ngổn ngang! 

Có một vệt nữa trong thơ Nguyễn Xuân Sang được đưa đẩy bằng sự lãng mạn “lời tôi sang em nương nhờ gió thổi”, nên thỉnh thoảng tinh nghịch “mua em má lúm đồng tiền” và thỉnh thoảng đổ thừa đô thị mịt mù người dưng: “Chợt thấy bóng em thương/ Đến ngã năm hun hút/ Bao lần em tìm hụt/ Chỉ tại ngã năm này”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm