| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tỷ đồng "bốc hơi" vì hụi

Những chiêu trò của chủ hụi

Thứ Ba 27/05/2014 , 09:15 (GMT+7)

Chiêu thức phổ biến nhất là tự hốt hụi, mở nhiều dây hụi cùng lúc để “đắp” vào dây hụi cũ đang có nguy cơ bể…/ Hàng trăm tỷ đồng "bốc hơi" vì hụi

Cuối cùng, khi không thể gượng nổi nữa, chủ hụi xin khắc phục bằng cách “kê” giá tài sản lên gấp hàng chục lần để trả nợ và âm thầm tẩu tán tài sản bằng nhiều cách…

ĐỊNH GIÁ TRÊN TRỜI

Có thể nói, cả 2 cặp vợ chồng chủ hụi Xứng – Bửu và Yến – Tài đều là những “đại gia” nhờ hụi, với những khối tài sản lớn là bất động sản. Theo tìm hiểu của chúng tôi, vợ chồng bà Yến sống bằng nghề chủ hụi.

Bà Yến gom hụi gần nhà, còn ông Tài chuyên đi gom hụi ở các điểm xa. Trong số 3 người con trai của vợ chồng bà Yến, 2 người đã có gia đình riêng. Mặc dù người con lớn không có việc làm ổn định, nhưng cũng có nhà riêng.

10-41-03_nh-1
Từ trái qua, người đứng thứ sáu là bà Yến, kế bên là người chồng tên Tài trong một chuyến đi Lâm Đồng. Trong số này, nhiều người là nạn nhân của vợ chồng Yến – Tài

Cậu con trai thứ 2 có tiệm kinh doanh internet, bán tạp hóa. Thu nhập không có gì gọi là dư giả, nhưng 2 cậu quí tử của bà Yến, mỗi người sở hữu 1 chiếc xe hơi hiệu Camry đời 2013. Còn bà Xứng, cũng có 3 người con, nhưng đều đang du học ở Mỹ, Singapore, với chi phí hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sau khi tuyên bố vỡ nợ, bà Xứng đã cho 2 con trở về nước còn cô con gái đầu vẫn đang ở Mỹ.

Ông Ngô Lý Nguộc, SN 1960, ở thị trấn Hòa Thành, một nạn nhân của vụ bể hụi nói: “Bà Xứng nợ tui cả tiền hụi và tiền vay tổng cộng 1,1 tỷ đồng. Vừa rồi bả nói gán nợ cho tui mảnh đất trị giá 2 tỷ. Mảnh đất ấy, theo tui được biết thì chỉ khoảng trên dưới 1 tỷ, nhưng thôi, vớt vát được chút nào đỡ chút ấy.

10-41-03_nh-9
Miếng đất trên đường Nguyễn Văn Rốp, P.4, TP Tây Ninh cũng được định giá 7 tỷ (giá thị trường khoảng 2 tỷ)

Nghĩ vậy nên tui và 3 chủ nợ khác cùng thống nhất sẽ nhận mảnh đất này. Nhưng sổ đỏ bả đã cầm cho ngân hàng rồi, muốn lấy đất thì phải đóng tiền cho ngân hàng để chuộc sổ về. Thế là tui bấm bụng đóng 450 triệu cho ngân hàng. Nào ngờ, đất không lấy được mà còn mất thêm gần nửa tỷ nữa. Vì nhiều người có đơn thưa bả nên tòa án ra quyết định phong tỏa tài sản, trong đó có miếng đất này. Đúng là đau thật”.

Đưa cho chúng tôi xem bản danh sách định giá, phân chia tài sản để trả nợ cho các hụi viên và nợ vay do ông Tài, chồng bà Yến tự lập ra sau khi tuyên bố bể hụi, các nạn nhân cho biết: “Mấy tài sản này toàn kê giá trên trời. Căn nhà ở 115 Phan Đăng Lưu, thị trấn Hòa Thành mà ông Tài báo giá 7 tỷ, ai thèm mua. Căn nhà đó giỏi lắm hơn 2 tỷ. Rồi mảnh đất trên đường Nguyễn Văn Rốp, P.4, TP.Tây Ninh, giá thị trường chừng hơn tỷ là cùng, vậy mà ổng cũng định giá hơn 7 tỷ”.

10-41-03_nh-8
Căn nhà này theo các hụi viên thì giá cao lắm chỉ khoảng 2 – tỷ là cao, nhưng được vợ chồng bà Yến định giá 7 tỷ

Theo các chủ nợ, thì đây là danh sách do vợ chồng bà Yến tự lập ra chứ không ai chấp nhận. Trong danh sách này, vợ chồng bà Yến đã thừa nhận nợ số tiền lên đến hơn 50 tỷ đồng của hơn 100 người. Còn số tài sản vợ chồng bà Yến đang có, mặc dù tự định giá cao hơn giá thực nhiều lần, cũng chỉ khoảng 20 tỷ đồng.

CÓ DẤU HIỆU LỪA ĐẢO?

Nguyên do bể hụi, đến nay chưa ai biết đích xác nhưng theo các "hụi viên" thì: Chúng tôi chưa bao giờ thấy danh sách hụi viên, lúc chưa bể hụi thì chẳng ai hỏi, cứ đến kỳ chủ hụi báo ai hốt là đóng tiền. Đến khi bể, hỏi danh sách thì chủ hụi viện cớ, không đưa ra. Nên không loại trừ khả năng chủ hụi nói người này, người kia hốt, nhưng thực chất nhiều người không có thật, chủ hụi tự hốt, tự xài.

Trong khi vợ chồng bà Yến sẵn sàng hợp tác với các "hụi viên", thừa nhận nợ, và hứa trả rồi tự kê biên, định giá tài sản với giá cao hơn giá thực cả 5 – 7 lần, thì vợ chồng bà Xứng lại có “chiêu” khác hẳn.

“Trong số các chủ nợ của vợ chồng Yến – Tài, Xứng – Bửu, còn rất nhiều người không gửi đơn ra tòa, phần vì quen biết với chủ hụi, phần vì thấy khó lấy được gì.
Vì thực tế, nợ 1 cục mà tài sản họ chỉ có chút xíu. Bên cạnh đó, nếu đưa đơn kiện còn phải đóng một khoản án phí không hề nhỏ. Khoản phí này người thua kiện chịu, nhưng ngay cả tiền nợ chủ hụi còn không trả nổi, lấy gì trả án phí?”, ông Đinh Văn Minh, Chánh án TAND huyện Hòa Thành.

Đến TAND huyện Hòa Thành, chúng tôi được ông Đinh Văn Minh, Chánh án cho biết: Quá trình thụ lý, giải quyết đơn của các nạn nhân vụ vỡ hụi của bà Xứng, chúng tôi đã gửi giấy mời nhiều lần nhưng vợ chồng bà Xứng – Bửu cố tình không hợp tác, không đến tòa để chúng tôi tống đạt các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật, không cung cấp sổ hụi để tòa đối chiếu.

Trước đó, tháng 2/2014, tòa đã thụ lý 3 vụ kiện khác đối với bà Xứng (2 vụ liên quan đến hụi, 1 vụ vay tài sản), số tiền ngót 10 tỷ đồng, nhưng khi thụ lý các vụ này, chúng tôi triệu tập thì bà Xứng cố tình vắng mặt, kéo dài thời gian nhằm tẩu tán tài sản.

Cụ thể, chỉ trong vòng 1 tuần (từ ngày 12 - 19/3/2014), vợ chồng bà Xứng đã làm thủ tục chuyển nhượng xong 4 căn nhà và đất ở trị giá hơn 20 tỷ đồng tại thị trấn Hòa Thành và xã Hiệp Tân, nhưng không thanh toán cho các con nợ.

Đến đầu tháng 4, khi tuyên bố vỡ hụi, trong số những nạn nhân có đơn gửi tòa kiện bà Xứng, 3 trường hợp là bà con, họ hàng của vợ chồng bà Xứng, với số tiền khá lớn, như: Lê Quang Hiển (cháu rể, 10,8 tỷ đồng), Ngô Thị Xuân Thư (cháu gọi bà Xứng là dì, 5,6 tỷ đồng), Nguyễn Hoàng Duy (cháu ruột, 2 tỷ đồng)…

Số chủ nợ này khi có đơn ra tòa, bà Xứng đã ủy quyền cho một người đến tòa ký xác nhận để tòa hòa giải thành, trong khi những người khác thì không.

10-41-03_nh-2
Vợ chồng bà Xứng – Bửu và 3 con

Trước đây, từng xảy ra vụ tương tự, một người vay nợ rồi không có khả năng trả, bị kiện ra tòa, nhưng chủ nợ thực sự chưa kịp làm gì thì người thân của con nợ đã đến trước với giấy xác nhận nợ trong tay, tòa hòa giải thành cho họ.

Sau đó, những chủ nợ thật kêu cứu, chúng tôi xác minh lại và đã hủy những quyết định hòa giải thành đó. Chính vì thế, chúng tôi đặt dấu hỏi về việc bà Xứng xác nhận nợ với những người bà con, họ hàng này và sẽ xác minh thêm.

Việc làm của bà Xứng có dấu hiệu lừa đảo, mở nhiều dây hụi, gom hụi rồi tuyên bố bể hụi mà không cung cấp được lý do bể, không cung cấp sổ hụi để đối chiếu với những người tham gia, vay tiền với số lượng lớn trong thời gian ngắn, cũng không chứng minh được thất thoát vào việc gì.

Ông Minh cũng cho biết thêm: Hiện số tiền chủ nợ kiện bà Xứng tại tòa là gần 44 tỷ. Do chủ nợ không yêu cầu kê biên, giám sát tài sản nên bà Xứng vẫn có thể mua bán. Chính vì thế, chỉ trong vòng 3 ngày, bả đã làm xong giấy CNQSDĐ và bán sang tên, người khác đi làm thủ tục này có khi cả 3 tháng chưa xong. Theo điều tra của chúng tôi thì bà Xứng đã bán tài sản với tổng số tiền khoảng 40 tỷ đồng mà không trả nợ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm