| Hotline: 0983.970.780

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 12 - 18/9)

Thứ Ba 12/09/2017 , 07:20 (GMT+7)

Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non hại diện hẹp trên trà lúa cấy muộn và những diện tích lúa xanh tốt. Rầy lứa 6 hại diện rộng trên các trà lúa...

1. Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non hại diện hẹp trên trà lúa cấy muộn và những diện tích lúa xanh tốt. Rầy lứa 6 hại diện rộng trên các trà lúa. Sâu đục thân 2 chấm trưởng thành lứa 5 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non gây hại trà lúa trỗ sau 10/9.

- Bệnh lùn sọc đen gây hại trà lúa mùa trung - muộn, tập trung các tỉnh ven biển. Bệnh bạc lá tiếp tục tăng diện tích hại. Bệnh đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn, vàng lụi, chuột, bọ xít dài… có thể gia tăng.

Các tỉnh Bắc Trung bộ

- Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành lứa 6 ra rộ, sâu non lứa 7 phát sinh từ trung tuần tháng 9 gây hại trên lúa mùa muộn giai đoạn đứng cái - đòng trỗ tại các huyện miền núi Thanh Hóa, Nghệ An.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng hại trên lúa mùa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Bệnh lùn sọc đen hại trên lúa Mùa muộn tại Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại nặng tại Nghệ An, Thanh Hóa. Bệnh khô vằn, lem lép hạt hại trên lúa trỗ - chín.

Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân bông bạc, bệnh lem lép thối hạt, khô vằn... hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh. Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu đục thân... phát sinh rải rác. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại chủ yếu lúa vụ 10, lúa gieo thẳng, lúa rẫy giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái.

Các tỉnh phía Nam

Rầy nâu: Dự kiến rầy cám nở rộ. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại trên lúa thu đông, mùa. Bệnh đạo ôn gia tăng diện tích trên lúa thu đông, mùa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. Cần chú ý đến ốc bươu vàng ở giai đoạn mạ; bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ.

2. Trên cây trồng khác

- Trên ngô và rau màu: các đối tượng sinh vật gây hại chính phát sinh gây hại nhẹ.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết chậm, rệp sáp, thán thư... gây hại tăng.

- Cây cà phê: Bệnh khô cành, rệp sáp, bệnh thán thư, bọ xít muỗi... gây hại tăng.

- Ảnh hưởng mưa, bão bệnh đốm nâu thanh long, bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu phát triển. Riêng đối với bệnh đốm nâu sẽ gia tăng tỷ lệ nhiễm trên các vườn đang mang trái.

- Bệnh chổi rồng hại nhãn, bọ cánh cứng hại dừa tăng nhẹ.

- Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư... tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây mía: Bệnh trắng lá gây hại cục bộ mía ở vùng ổ dịch.

- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục phát sinh gây hại, xu hướng tăng chậm.

CỤC BVTV

Khuyến cáo

Trên lúa:

+ Đối với diện tích gieo sạ mới, sử dụng thuốc trừ cỏ Rainbow 410SE với cơ chế “Diệt mầm 2 lớp”, mạnh mẽ hơn diệt cỏ chưa mọc mầm và đã mọc mầm. Sử dụng 1 cặp Rainbow 410SE (gồm Rainbow 125ml + Chất an toàn Fenclorim 50ml) cho 1.000m2, trừ hiệu quả cỏ dại trong ruộng lúa ở giai đoạn 0 - 3 ngày sau sạ. Với phổ diệt cỏ rộng, diệt cả 3 nhóm cỏ: hòa bản, chác lác, lá rộng, an toàn cho mầm lúa.

+ Phòng trừ rầy nâu dùng Applaud 25WP - Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá) hiệu quả (700g/ha). Hoặc Wellof 3GR (12 - 15kg/ha).

+ Trừ sâu đục thân, dùng Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha) phun sau khi bướm nở rộ 5 - 7 ngày.

+ Với sâu cuốn lá nhỏ, dùng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, Phun 2,5 – 3 bình/1.000 m2) hoặc Wellof 330EC (0,8 - 1 lít/ha, pha 40 - 50ml/bình 16 lít nước).

+ Phòng trừ đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, dùng BEAM 75WP – "Cắt ngay cháy lá” (250g/ha).

+ Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, 14ml thuốc/bình 16 lít nước) phòng trừ bệnh lem lép hạt.

+ Phối hợp BEAM 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 l/ha) để phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công cây lúa.

+ Sử dụng Pulsor 23DC (0,22-0,33 l/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

Cây ngô (bắp): Sử dụng Maxer 660SC (1,25 - 2,5 lít/ha) trừ cỏ ở giai đoạn từ 7 - 20 ngày đối với ruộng ngô (bắp) biến đổi gen.

Cây tiêu:

+ Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4 - 6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

+ Để trừ tốt nấm Phytophthora (nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh cây tiêu), sử dụng sản phẩm Gekko 20SC – Chứa hoạt chất Amisulbrom (sử dụng 200ml thuốc/200 lít nước), tưới 4-6l/gốc để tiêu diệt mầm bệnh.

Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80g/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình 16 lít nước) để phòng và trị bệnh.

H.A.I

 

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm