| Hotline: 0983.970.780

Nick Út và hành trình ký ức

Thứ Hai 15/06/2015 , 06:25 (GMT+7)

Hành trình trở về miền đất Trảng Bàng (Tây Ninh) được vị phóng viên kì cựu gốc Việt này gọi là “hành trình kí ức”./ Nick Út trở lại Trảng Bàng

Triển lãm ảnh “Việt Nam: Cận cảnh cuộc chiến” vừa diễn ra tại Nhà triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội) kể lại những câu chuyện về con người phía sau cuộc chiến, trong đó gây chú ý là bức ảnh “Em bé Napaml” của phóng viên chiến tranh Nick Út.

Số phận “Em bé Napalm”

Hành trình trở về miền đất Trảng Bàng (Tây Ninh) được vị phóng viên kì cựu gốc Việt này gọi là “hành trình kí ức”.

Trong buổi khai mạc triển lãm “Việt Nam: Cận cảnh cuộc chiến”, Nick Út đã chia sẻ những khoảnh khắc định mệnh về bức ảnh “Em bé Napalm”, cùng những đổi thay của miền đất khổ đau đó sau hơn 40 năm.

Một buổi sáng của năm 1972, Nick Út (PV của Hãng thông tấn AP) nhận nhiệm vụ tới thị xã Trảng Bàng chụp về những người dân chạy loạn nơi đây. Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến hình ảnh những đứa trẻ bỏ chạy trên QL 1 hướng về Sài Gòn.

Xong nhiệm vụ, ông thu xếp ống kính để trở về Sài Gòn bởi tình hình lúc đó rất phức tạp và nguy hiểm. Sau khi đi theo con đường rừng ra đến QL 1, thì bỗng nhiên ông nghe thấy tiếng hai chiếc phi cơ bay tới, thả liên tiếp nhiều đợt bom Napalm, cả thị xã rung lên dưới làn bom. Ngay lập tức, Nick Út mở ống kính máy ảnh ra và chộp lấy khoảng khắc định mệnh của buổi chiều 1972 đó.

“Lúc đó khói lửa tràn ra khắp nơi, tôi nghĩ chắc không còn ai nữa. Bỗng nhiên, một tiếng hét vang lên, tôi quay đầu lại thì thấy một đám trẻ con chạy ra từ làn khói. Kim Phúc là cô bé chạy đầu tiên, cháy hết quần áo, những mảng da bị cháy tuột xuống và miệng không ngớt kêu cứu. Tôi chộp xong khoảnh khắc đó, chạy lại lấy nước tưới lên lưng Kim Phúc và đưa em vào bệnh viện gần đó”, Nick Út nhớ lại.

Ông cũng cho biết thêm, lúc gửi bức ảnh này đi, các biên tập viên cho rằng bức ảnh quá lõa lồ, và giới truyền thông Mỹ lúc đó đang rất nhạy cảm với ảnh khỏa thân nên bức ảnh “Em bé Napalm” đã không được duyệt.

“Rất may, Trưởng đại diện AP tại Sài Gòn lúc đó là ngài Horst Faas đã đứng về phía tôi, ông khẳng định đây là bức hình đáng để phá bỏ luật lệ. Ông đã nhấn mạnh, giá trị thông tin của bức hình sẽ lấn át mọi lo ngại về luật lệ của AP. Và chúng tôi đã thắng!”, cựu phóng viên kể lại.

Triển lãm ảnh “Việt Nam: Cận cảnh cuộc chiến” được thực hiện bởi Hãng thông tấn AP. Triển lãm gồm 50 bức ảnh của các phóng viên chụp về chiến tranh tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1937 - 1975. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 26/6, sau đó toàn bộ ảnh được tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Và hành trình của bức ảnh đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam đến Tokyo (Nhật), và cuối cùng là đến New York (Mỹ) sau 4 tiếng. Khi bức ảnh được công bố đã gây sốc trên toàn thế giới, châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh khắp châu Âu.

Hành trình kí ức

“63 phóng viên Việt Nam và ngoại quốc, trong đó có anh trai tôi, đã chết trong chiến tranh Việt Nam khi tác nghiệp. Tôi may mắn hơn là chỉ bị thương. Nhưng chính sự may mắn của mình khiến tôi thấy mình phải có trách nhiệm phản ánh những góc khuất của cuộc chiến. Và giờ đây, tôi thấy mình may mắn thêm lần nữa khi được ngồi đây, và đối thoại với các bạn về những gì dân tộc Việt Nam đã trải qua”, tác giả của “Em bé Napalm” tâm sự.

Ông cũng chia sẻ, trước khi mất, anh trai ông, phóng viên chiến tranh Huỳnh Thanh Mỹ có một tâm nguyện là những phóng viên chiến trường phải góp phần giúp nhân dân Việt Nam chấm dứt chiến tranh.

“Anh trai tôi trong mọi cuộc nói chuyện về nghề, đều nhấn mạnh cho tôi biết nhiệm vụ vinh quang của một phóng viên chiến tranh chính là thúc đẩy cho cuộc chiến kết thúc nhanh hơn. Bức ảnh “Em bé Napalm” đã thể hiện đầy đủ di nguyện của anh tôi. Tôi chợt nghĩ, nếu anh ấy nhìn thấy bức ảnh, thì sẽ rất tự hào vì những gì tôi làm”, Nick Út tâm sự.

Ông còn chia sẻ thêm, bức ảnh còn làm thay đổi số phận của nhân vật chính - cô bé Kim Phúc. Nhờ bức ảnh, cô bé Kim Phúc ngày nào đã trở thành Đại sứ hòa bình của Liên hợp quốc. Giờ đây, cô đi khắp thế giới để nói chuyện về chiến tranh Việt Nam, cả những di chứng và những vết thương đã khép lại.

“Sau hơn 40 năm trở lại, mảnh đất Trảng Bàng cũ đã xanh màu cây cối, con người thì rạng rỡ nụ cười, hình ảnh đẹp vô cùng. Tôi đã yên tâm khép lại những kí ức đau thương, để từ nay nhắc đến Việt Nam, tôi sẽ kể về những nụ cười”, Nick Út xúc động kể.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm