| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo cháy rừng

Thứ Năm 22/05/2014 , 06:56 (GMT+7)

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Bình Định, chỉ mới 4 tháng đầu năm 2014 mà trên địa bàn tỉnh này đã xảy ra 6 vụ cháy rừng, gây thiệt hại hàng chục ha rừng trồng tại các huyện Tuy Phước, Tây Sơn, An Lão và TP Quy Nhơn.

Lo ngay ngáy

Qua khảo sát tại khu rừng giáp ranh giữa các huyện An Lão và Hoài Nhơn; An Lão và Hoài Ân vào những ngày đầu mùa khô, ngành chức năng đã phát hiện nhiều người dân vào rừng phát dọn và đốt thực bì chuẩn bị trồng rừng một cách bất tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

13-26-28_tun-tr-bo-ve-rung
Lực lượng Kiểm lâm Bình Định phối hợp tuần tra rừng tại huyện Vĩnh Thạnh

Không chỉ vậy, nhiều đối tượng vào rừng lén lút đốt than, dùng lửa đốt ong để lấy mật hoặc khai thác dầu rái... không hề biết sợ cháy rừng, cứ dùng lửa bừa bãi. Trong khi chỉ cần một sơ xuất nhỏ, lửa có thể cháy lây lan sang rừng trồng và rừng phòng hộ lân cận.

Dọc theo các cánh rừng khu vực núi Bà Hỏa, thuộc các phường Ngô Mây, Lê Hồng Phong, Đống Đa, Quang Trung ở TP Quy Nhơn, có rất nhiều hộ gia đình xâm chiếm đất trái phép xây cất nhà ở ngay trong khu vực giáp ranh rừng. Hàng ngày họ đốt lửa để nấu cơm, đốt rác, vứt tàn thuốc bừa bãi.

Thực tế đã cho thấy, trong những năm qua, một số vụ cháy rừng lớn xảy ra nguyên nhân bắt đầu từ việc người dân sống gần rừng dùng lửa quá vô tư, để tàn lửa bay phát tán.

Bên cạnh đó, công tác PCCCR ở nhiều địa phương còn nhiều bất cập, thậm chí có một số chủ rừng chưa xem trọng công tác PCCCR. Nhiều diện tích rừng khi thiết kế trồng rừng đã không xây dựng hệ thống phòng chữa cháy như: Đường băng cản lửa, hồ dự trữ nước, chòi canh lửa; trong khi đó lực lượng BVR thì mỏng, dụng cụ phục vụ chữa cháy rừng rất thô sơ… Do vậy, nếu những khu vực rừng của các đơn vị, chủ rừng nói trên bị cháy thì vô phương cứu chữa.

Đầu tư mạnh cho phòng cháy

Theo dự báo, mùa khô năm nay trên địa bàn Bình Định sẽ có gió tây khô nắng nóng bắt đầu hoạt động mạnh vào giữa tháng 4 đến cuối tháng 8. Trong đó, tháng 7 và tháng 8 là thời kỳ có khả năng xảy ra nhiều đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài.

Nền nhiệt độ trong mùa khô ở Bình Định phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm; nhiệt độ tối cao tuyệt đối xảy ra vào tháng 7 và tháng 8, phổ biến từ 38 - 40 độ C. Mặt khác, mùa khô cũng là thời điểm mà hoạt động khai thác gỗ, khai thác dầu rái, chặt củi đốt than... dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường cấp bách các biện pháp PCCCR; yêu cầu Sở NN-PTNT phối hợp với các sở, ngành kiện toàn Ban chỉ huy; thành lập đoàn kiểm tra các vấn đề cấp bách trong công tác PCCCR năm 2014.

Đến nay, Bình Định đã thành lập và kiện toàn 11 Ban chỉ huy BVR-PCCCR cấp huyện, 135 Ban chỉ huy BVR-PCCCR ở cấp xã và 18 Ban chỉ huy của các chủ rừng. Ngoài ra, các địa phương và chủ rừng còn thành lập và củng cố 686 tổ, đội xung kích PCCCR với sự tham gia của 7.749 người.

Các địa phương, chủ rừng cũng đã có phương án PCCCR khá cụ thể với phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ). Bên cạnh đó, các đơn vị cũng đã dành một khoản kinh phí trên 1 tỉ đồng phục vụ cho công tác PCCCR.

“Điều đáng mừng là các đơn vị, chủ rừng đều đã rà soát, khoanh vẽ bổ sung, điều chỉnh các vùng trọng điểm dễ cháy rừng trên bản đồ PCCCR giai đoạn 2011-2015. Trên bản đồ các đơn vị thể hiện rõ vùng trọng điểm dễ cháy rừng và các hồ, đập, sông, suối, đường mòn, các công trình phòng cháy, các điểm dân cư… để khi xảy ra cháy rừng sẽ dễ dàng cho công tác chỉ huy, huy động lực lượng tham gia chữa cháy”, ông Huỳnh Ngọc Bảo, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Bình Định nói.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm