| Hotline: 0983.970.780

Nơi xem chó đá như vị thần uy quyền

Thứ Hai 08/01/2018 , 13:45 (GMT+7)

Trong 12 con giáp, chó là con vật luôn gần gũi, trung thành với con người và mang lại điều lành cho gia chủ. Vì vậy, tục thờ chó đá không còn xa lạ với mọi người.

Ở một số xã ngoại thành Hà Nội như xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ), xã Phương Đình, xã Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng) tục thờ chó đá cũng đã có từ rất lâu đời. Và, cho đến ngày nay, người dân vẫn thờ cúng chó đá với mong muốn cầu phúc, cầu tài, cầu lộc và trừ tà…

Để hiểu rõ hơn về tục thờ chó đá ở làng Địch Vĩ, xã Phương Đình, chúng tôi đã tìm về tận địa phương gặp cụ Chu Bá Đàm, thủ từ đình làng Địch Vĩ. Tại đây, cụ đã kể lại nguồn gốc tục thờ chó đá cho chúng tôi nghe.

13-48-21_nh_1
Cụ Chu Bá Đàm thắp hương Đức Hoàng Thạch

Cụ Đàm kể: Truyền thuyết dân gian kể lại rằng, ngày xưa ở vùng cửa sông Hát có 2 anh em nhà nọ. Anh trai tên là Ngọc Tri, quan viên triều đình còn em trai là Hoàng Thạch.

Một lần anh trai ra trận đánh giặc, giao lại công việc nhà cửa, ruộng đồng cho người em trai ở nhà trông nom. Ở nhà chỉ có em trai với chị dâu. Ngăn buồng của chị dâu và em trai là một vách đất thủng một lỗ to bằng nắm tay.

Đêm đêm, khi ngủ, người em thường thò tay qua bức vách đặt lên bụng chị dâu vì sợ chị ngoại tình. Thế nhưng, khi tan giặc trở về nhà người anh trai thấy vợ có bầu nên nghi ngờ cho người em trai ở nhà làm điều bất chính. Không kìm được lòng ghen tức, người anh giận giữ chém chết người em trai và mang xác chết vứt xuống sông rồi mắng rằng đồ “chó má”.

Người em chết oan, báo mộng cho người làng nỗi khổ của mình và mong muốn được dựng một bức tượng. Bức tượng ấy phải thả xuôi theo dòng sông và rồi bức tượng đã hóa thành chó đá. Tượng chó đá trôi đến địa phận làng Thọ Xuân, nằm đối diện làng Địch Vĩ, được ngăn cách bởi con sông Hồng.

Dân làng Thọ Xuân đổ ra xem pho tượng lạ. Nghĩ là tượng quý nên người Thọ Xuân cử hàng trăm thanh niên trai tráng ra khiêng nhưng không nhấc nổi. Điều lạ thay, bấy giờ bốn người làng Địch Vĩ hò nhau ra khiêng thử thì pho tượng nhẹ bẫng.

13-48-21_nh_2
Cận cảnh Đức Hoàng Thạch và đàn chó con được thờ tại làng Địch Vĩ

Biết tượng đã chọn làng mình, dân Địch Vĩ mang tượng chó đá về hương khói thờ phụng và sau này tôn làm quan lớn Hoàng Thạch, thờ cúng cho đến nay. Đôi mắt tượng được dựng hướng về Hát Môn cũng vì lẽ đó.

“Từ đó, chó đá phù hộ cho dân làng Địch Vĩ làm ăn ngày một ấm no, thịnh vượng. Hàng năm, cứ vào dịp lễ tết, ngày khai hạ mồng 7 tháng Giêng nhân dân làng Địch Vĩ mang lễ vật lên phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (xã Hát Môn, Phúc Thọ) thì mới hội tế ở làng”, cụ Đàm cho biết thêm.

Kể xong câu chuyện về tục lạ này, cụ Đàm dẫn chúng tôi đi tham quan nơi thờ cúng chó đá. Từ lâu, người dân Địch Vĩ không gọi là chó đá mà gọi là “Quan lớn Hoàng Thạch” hoặc “Đức Hoàng Thạch”. Bởi ngài đã đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho dân làng.

Ngài được dân làng Địch Vĩ thờ cúng trên bệ cao, đặt ở giữa làng, bên cạnh đình và chùa Địch Vĩ. “Trước đây, người dân thờ ngài ở mô đất thấp. Sau này, họ xây bệ thờ và rước ngài lên, không xây cổng, tường bao quanh để ngày lễ, đầu tháng, ai cũng có thể thắp hương cầu bình yên, may mắn”, cụ Đàm bộc bạch.

Theo cụ Đàm, Đức Hoàng Thạch cao gần 1,5m; xung quanh dưới chân Đức Hoàng Thạch là đàn chó con (15 con) với nhiều dáng vẻ khác nhau. Tất cả hai chân trước đều đứng, chân sau như sắp nhổm lên sủa, mắt hướng về xã Hát Môn, như hướng về cội nguồn, nơi ngài đã sinh ra.

Cách làng Địch Vĩ 2km, tại làng Phù Trung (xã Thượng Mỗ) cũng có tục thờ chó đá. Tượng chó đá đặt trên bệ thờ ở góc bên trái của sân đình. Bệ thờ xây bằng gạch, trát xi măng. Tượng chó tạc bằng đá xanh ở tư thế ngồi, hai chân sau áp sát xuống đất. Thần thái tượng chó linh hoạt, mắt nhìn xa xăm, toàn thân cao khoảng 1m.

13-48-21_nh_3
Chó đá được thờ cúng ở làng Phù Trung

Dân Phù Trung cũng gọi chó đá là quan Hoàng Thạch, họ chăm lo hương khói, thường xuyên như lễ Thánh trong đình và lễ Phật ở chùa. Nhân dân trong làng coi việc thờ chó đá cũng như thờ Thành hoàng là âm phù, bảo trợ cho dân khang vật thịnh, công việc làm ăn may mắn tốt lành…

Theo cụ Hà Văn Gia, cao niên làng Phù Trung, mỗi khi làng có việc, các chủ tế xướng tên vị thành hoàng làng rồi sau đó là xướng đến thần cẩu. Nhiều đời nay, vị thần cẩu này cùng với các vị thành hoàng làng được dân thờ cúng cẩn thận, không dám lơ là.

Chúng tôi ngược lên phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ), cách làng Địch Vĩ gần 8km. Nơi đây, trước và sau phủ đều thờ cúng chó đá. Theo người dân nơi đây, chó đá đã được các cụ cao niên trong làng thờ tự rất lâu rồi, với mong muốn bảo vệ phủ quận công cũng như làng xóm được yên bình.

13-48-21_nh_4
Phủ Quận công Nguyễn Ngọc Trì
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương cho biết: Truyền thuyết làng Địch Vĩ bắt nguồn từ một gia đình có hai anh em ở Hát Môn cách đây trên 400 năm. Tục thờ chó đá cũng bắt nguồn từ câu chuyện của hai anh em ở xã Hát Môn. Họ coi chó đá như một vị thần uy quyền và gọi là quan lớn Hoàng Thạch.

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm