| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa khắc phục hậu quả lũ lụt

Thứ Tư 12/09/2012 , 09:43 (GMT+7)

Việc vỡ, sạt lở đê bao, đê bối xảy ra ở nhiều nơi nên thiệt hại mà tỉnh Thanh Hoá thống kê được là tương đối nặng nề...

Nhân dân Thiệu Hóa đang khôi phục điểm sạt lở tại kè Thiệu Vũ

Do lũ quét, lũ ống tại một số huyện miền núi như Lang Chánh, Thường Xuân và Ngọc Lặc và việc vỡ, sạt lở đê bao, đê bối xảy ra ở nhiều nơi nên thiệt hại mà tỉnh Thanh Hoá thống kê được là tương đối nặng nề: 9 người chết, 2 người mất tích, 12 người bị thương, 135 ngôi nhà bị sập hoặc bị cuốn trôi, gần 6.000 ngôi nhà bị ngập, 18,6 nghìn ha lúa bị ngập, trong đó có trên 9.645 ha lúa có khả năng mất trắng...

Nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở, vỡ đê bao, đê bối tại một số nơi... tổng thiệt hại ước tính khoảng 637 tỷ đồng.

Ông Lê Ngọc Hành, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết: Cho đến 17 giờ chiều 9/9, huyện Lang Chánh vẫn còn 4 xã bị nước lũ chia cắt. Do lũ quét nên trên địa bàn huyện đã có 95 ngôi nhà bị hư hỏng nặng. Trong đó có 88 ngôi nhà bị sập hoàn toàn và 17 hộ phải di dời khẩn cấp. Hiện nay gần như toàn bộ số hồ đập nhỏ trên địa bàn huyện bị xói lở hoặc vùi lấp, 3 trường mầm non và 1 trường tiểu học bị lũ quét trôi hết bàn ghế, trang thiết bị bên trong. Trước mắt UBND huyện mới hỗ trợ bà con mì gói, nước uống, chăn màn và dầu hoả. Các hộ có nhà bị sập, trôi huyện quyết định hỗ trợ 7 triệu đồng/hộ, các hộ phải di dời khẩn cấp được huyện hỗ trợ 6 triệu đồng/hộ.

Hiện chúng tôi đang chỉ đạo các địa phương tập trung lực lượng khơi thông các điểm bị sạt lở trên các tuyến giao thông liên xã, huyện, thế nhưng, đối với các xã vùng sâu, vùng xa chỉ mới thông... xe máy! Cho đến 17 giờ chiều 10/9, vẫn còn 4 trạm điện chưa khắc phục xong. Trong những ngày lũ lụt, nhân dân khu vực bị lũ quét đã được Hội chữ thập đỏ và một số doanh nghiệp hảo tâm đến hỗ trợ mì tôm và nước uống nhưng bà con đang rất cần được sự trợ giúp của cấp trên và các nhà hảo tâm để giúp ổn định cuộc sống.

Ông Lê Văn Biền, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân than thở: Toàn huyện có 120 km đê bao, đê bối thì mới đầu mùa mưa lũ đã bị sạt lở mất 3 đoạn tại các xã Quảng Phú, Xuân Châu và Thọ Lập. Nước lũ tràn vào làm trôi mất 1 nóc nhà, gây ngập úng 1.535 hộ. Hơn 2.457 ha lúa bị ngập, trong đó có 1.700 ha lúa đang ngậm sữa bị ngập chìm trong biển nước có thể bị mất trắng. Cho đến 9 giờ sáng 10/9, nước lũ trên sông Chu, sông Cầu Chày đã rút được khoảng 1,1 mét, nhưng nước trong nội đồng vẫn còn cao. Trong thời gian lũ lụt, để bà con không bị đứt bữa, chính quyền huyện và các doanh nghiệp đã trực tiếp hỗ trợ bà con được 800 thùng mì tôm và 500 thùng nước uống. Huyện Thọ Xuân đang đề nghị các cơ quan chức năng tìm giải pháp để hỗ trợ gạo cho 1.271 hộ dân thuộc 3 xã Quảng Phú, Xuân Châu và Thọ Lập trong thời gian 3 tháng với mức 15kg/khẩu/tháng.

Ông Nguyễn Thái Sơn, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cũng cho biết: Là một huyện miền núi nhưng đợt lũ này toàn huyện có 696 hộ dân bị ngập. Lũ đã làm gần 1.200 lúa hè thu đang ngậm sữa bị ngập, trong đó gần 380 ha bị vùi lấp hoặc chìm sâu trong nước, 358 ha mía bị ngập hoặc bị đổ gãy; 430 ha rau màu bị ngập... Trên địa bàn huyện Ngọc Lặc vẫn còn 3 cột điện cao thế và một số trạm điện bị hư hỏng, chưa khôi phục xong. Tất cả các hồ đập nhỏ đều bị xoá sổ, các tuyến đường giao thông liên xã cũng bị hư hỏng khá nhiều. Đa số số học sinh xã Vân An vẫn chưa có thuyền để đi học...

Bà Ngô Thị Hoa, Chủ tịch UBND huyện Yên Định cũng cho biết: Huyện Yên Định mãi tới ngày 7/9 mới bị ảnh hưởng của đợt mưa lũ. Hiện nay, khi các huyện phía thượng nguồn nước lũ đã rút hết, thì vùng rốn lũ của huyện là các xã Yên Giang, Yên Tâm, Yên Chính... nước lũ vẫn đang lên. 1.182 hộ dân đang bị ngập, cùng với 1.560 ha lúa hè thu ngậm sữa đang ngâm trong nước lũ đục ngầu, trong đó có khoảng 750 ha lúa có khả năng bị mất trắng. Cho đến chiều 10/9 vẫn còn trên 500 hộ dân bị ngập nặng. Do số nhà dân nói trên đang chìm trong nước lũ từ 1 đến 4 mét nên hiện chưa biết có nhà nào bị sập và tổng thiệt hại ra sao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết: Trước tình hình thiên tai xẩy ra trên diện rộng tại Thanh Hoá, sáng 10/9, thay mặt UBND tỉnh, tôi đã triệu tập lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện về TP Thanh Hoá để nghe báo cáo cụ thể tình hình của từng địa phương nhằm tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ. Tại cuộc họp, chúng tôi đã yêu cầu các địa phương và các cơ quan chức năng phải làm rõ vì sao đợt mưa lũ này, mực nước trên sông Chu chưa cao như các năm trước trong khi đã có công trình thuỷ lợi Cửa Đạt tích nước và làm nhiệm vụ phân lũ cho hạ du mà vẫn bị sạt lở tại 5 điểm? Có phải do việc khai thác cát và khoáng sản bừa bãi gây ra tình trạng này hay không? Các địa phương phải báo cáo chính xác tình hình thiệt hại của từng huyện và đề xuất hướng giải quyết bằng biện pháp cụ thể. UBND tỉnh sẽ lập 4 đoàn công tác xuống kiểm tra thực tế trước khi thống nhất văn bản báo cáo lên các Bộ, ngành TW và Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm