| Hotline: 0983.970.780

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

Chủ Nhật 28/04/2024 , 08:21 (GMT+7)

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, có hiệu lực từ ngày 17/11/2017 xác định rõ, biến đổi khí hậu là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi. Trong đó, tài nguyên nước được xem là yếu tố cốt lõi, cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, phát triển vùng ĐBSCL.

Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu xác định, tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, phát triển vùng. Ảnh: Kim Anh.

Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu xác định, tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, phát triển vùng. Ảnh: Kim Anh.

Bên cạnh tài nguyên nước ngọt, nước lợ, nước mặn cũng là tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Do đó, các địa phương vùng ĐBSCL phải tìm cách quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lý, tạo ra sinh kế và nguồn lợi cho bà con.

TS Lê Anh Tuấn, cố vấn cao cấp Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) đánh giá đây là nghị quyết sáng giá, làm thay đổi quan điểm về sử dụng nguồn nước hiện nay.

Nước ngọt là tài nguyên đang dần khan hiếm, nước lợ, nước mặn, tùy theo đặc điểm của từng địa phương có thể khai thác, phát triển tạo ra sinh kế khác. Nói theo quan điểm của TS Lê Anh Tuấn là không nhất thiết phải trồng lúa, vùng nước lợ có thể nuôi tôm thẻ chân trắng hay vùng nước mặn sẽ nuôi tôm sú.

Mô hình tôm lúa thích ứng tốt với bối cảnh xâm nhập mặn, đang phát triển khá mạnh tại các địa phương ven biển vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Mô hình tôm lúa thích ứng tốt với bối cảnh xâm nhập mặn, đang phát triển khá mạnh tại các địa phương ven biển vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

“Cây lúa sử dụng nhiều nước ngọt, trung bình muốn sản xuất 1 tấn lúa phải sử dụng 4.000 – 4.500m3 nước. Trong khi đó, vùng ĐBSCL có nguồn nước lợ, nước mặn, nếu khai thác các tài nguyên này để tạo ra sinh kế khác, bà con nông dân không còn băn khoăn thiếu nguồn nước để trồng lúa”, TS Lê Anh Tuấn phân tích.

Thực tế, sau những đợt hạn hán, xâm nhập mặn giai đoạn 2015 – 2016 và 2019 – 2020, TS Lê Anh Tuấn đánh giá cao tinh thần chủ động ứng phó với hạn mặn của người dân vùng ven biển ĐBSCL.

Chẳng hạn, giải pháp dự trữ nước trong mùa mưa bằng nhiều cách khác nhau. Từ phương pháp truyền thống như sử dụng lu, bể xi măng hoặc nạo vét những ao đìa xung quanh nhà, kênh mương lót bạt cao su để tránh việc thất thoát nước. Hiện nay, một số gia đình chủ động hơn khi trang bị các túi vải trữ nước trong mương vườn, với nhiều dung tích, kích cỡ khác nhau, tùy theo khả năng để trữ nước ngọt.

Nhiều giải pháp tích trữ nước ngọt sáng tạo đã được người dân linh hoạt áp dụng. Ảnh: Kim Anh.

Nhiều giải pháp tích trữ nước ngọt sáng tạo đã được người dân linh hoạt áp dụng. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nay, bà con cũng sẵn sàng đầu tư mua sắm các thiết bị đo mặn cá nhân, đo độ mặn tại những dòng kênh nhỏ dẫn nước vào đồng ruộng để chủ động lấy nước ngọt khi có điều kiện phù hợp. Điều này giúp ngành cấp nước, thủy lợi giảm được rất nhiều áp lực.

Tiến bộ hơn, bà con đã biết theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, khuyến cáo của cơ quan chức năng để chủ động việc xuống giống. Hay một số bà con biết cách theo dõi các ứng dụng trên điện thoại di động để nắm được diễn biến của hạn mặn, từ đó ứng phó tốt hơn.

Một số địa phương, người dân có sự chuyển đổi thông minh các hình thức canh tác khác phù hợp hơn. Như mô hình xen canh tôm lúa, để giảm bớt nhu cầu sử dụng nước ngọt tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh.

Hay tại tỉnh Sóc Trăng, trước đây cỏ năn tượng được xem là cỏ hoang. Dần sau đó, người dân bắt đầu trồng cỏ năn tượng trên những ruộng nuôi tôm. Ưu điểm của loại cây này là có thể lấy oxy trong không khí cung cấp cho nguồn nước. Đồng thời làm cho chất lượng nước tốt hơn, nhờ đó tôm được bảo vệ, đảm bảo phát triển khỏe trong mùa nắng nóng.

Mô hình trồng cỏ năn tượng được chuyên gia đánh giá phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nhất là bối cảnh xâm nhập mặn hiện nay, tạo thêm sinh kế cho người dân. Ảnh: Kim Anh.

Mô hình trồng cỏ năn tượng được chuyên gia đánh giá phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nhất là bối cảnh xâm nhập mặn hiện nay, tạo thêm sinh kế cho người dân. Ảnh: Kim Anh.

Đặc biệt, mô hình này cũng tạo thêm sinh kế mới cho bà con nơi đây nhờ khai thác năn tượng để làm hàng thủ công mỹ nghệ. Tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã hình thành những HTX chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cỏ năn tượng.

Những giải pháp song hành này, một phần hỗ trợ người dân đảm bảo canh tác tốt trong mùa hạn mặn, vừa chia sẻ được nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu gay gắt hiện nay.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Gia Lai: Học sinh tử vong khi băng qua đường

Khi băng qua đường, em Đ.V.T (học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (xã Đông, huyện Kbang) bị xe khách tông và tử vong tại chỗ.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.