| Hotline: 0983.970.780

Không được làm hay làm không được?

Thứ Tư 29/05/2013 , 10:44 (GMT+7)

Vì sao một viện nghiên cứu với đội ngũ nhân lực đồ sộ, lại gần như nhạt nhòa trước dịch bệnh gia súc, gia cầm dai dẳng hết năm này qua năm khác? Trả lời câu hỏi này, vị Trưởng phòng Khoa học của Viện Thú y bảo: Không phải do Viện hiện nay không làm được việc, mà chủ yếu do... không được làm!?

Vì sao một viện nghiên cứu với đội ngũ nhân lực đồ sộ, lại gần như nhạt nhòa trước dịch bệnh gia súc, gia cầm dai dẳng hết năm này qua năm khác? Trả lời câu hỏi này, vị Trưởng phòng Khoa học của Viện Thú y bảo: Không phải do Viện hiện nay không làm được việc, mà chủ yếu do... không được làm!?

>> Số 0 tròn trịa

Nói về hoạt động của Viện Thú y trong công tác phòng chống dịch, còn nhớ hồi đầu năm 2012, tại một cuộc họp trực tuyến tìm cách ứng phó trước tình hình dịch cúm gia cầm (CGC) lan rộng ra hàng chục tỉnh trên cả nước, virus biến chủng phức tạp, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã phải sốt ruột chỉ trích: ngành Thú y mà không đưa ra được bản đồ dự báo dịch tễ xem lúc nào có nguy cơ bùng phát loại dịch gì, ở đâu thì làm sao có thể phòng chống dịch được?

Phải nói việc điều tra, giám sát dịch tễ những năm 2004 – 2005, Viện Thú y đã từng làm được rất tốt. Còn mấy năm nay không hiểu sao tê liệt hoàn toàn. Việc xét nghiệm, giải trình tự gen cũng thế, đụng một cái là phải chuyển mẫu sang Hàn Quốc nhờ xét nghiệm vô cùng tốn kém, rồi chờ đợi...

Liên quan tới việc xét nghiệm virus, cũng tại cuộc họp ấy, một lãnh đạo của Viện Thú y khẳng định rằng, máy xét nghiệm, giải trình tự gen hiện tại Viện Thú y đều có, nếu Bộ NN-PTNT yêu cầu xét nghiệm thì Viện có thể làm tốt được ngay...! Nghe khẳng định tự tin ấy của vị lãnh đạo Viện Thú y, ông Cục trưởng Cục Thú y lúc đó liền gay gắt phản pháo: “Viện Thú y một năm làm được bao nhiêu mẫu xét nghiệm lắm thế? Toàn những cán bộ mới đào tạo, mấy phòng máy thì chỉ mới chạy rốt-đa là cùng, chứ đã làm được gì đâu mà báo cáo hoành tráng...?” (NNVN ngày 20/2/2012).


Nhiều Cty SX thuốc thú y đã sắp SX được "vacxin nội" giá rẻ, trong khi Viện Thú y đổ lỗi, do đã có vacxin NK nên không cần nghiên cứu nữa!

Nhắc lại câu chuyện tranh cãi đáng buồn ấy, chúng tôi đã đặt câu hỏi: Thực chất, việc lu mờ của Viện Thú y trước các dịch bệnh nguy hiểm hiện nay là do Viện không nghiên cứu; không được nghiên cứu; hay không nghiên cứu được do thiếu kinh phí, thiếu thiết bị, thiếu nhân lực... Trả lời câu hỏi này, ông Chu Văn Thanh – Trưởng phòng Khoa học (Viện Thú y) khẳng định như đinh đóng cột rằng, nguyên nhân cơ bản là do Viện... không được nghiên cứu!? Minh chứng cho câu trả lời trên, vị này chỉ ra mấy nguyên nhân làm dẫn chứng:

Thứ nhất: Công tác phòng chống dịch như CGC và tai xanh, lâu nay yêu cầu công việc quả là ngập đầu. Nào là giám sát lưu hành virus, lấy mẫu kiểm tra xem virus phân bố ra sao, xét nghiệm xem có biến chủng hay không; nào là việc NK, khảo nghiệm đánh giá hiệu quả vacxin, rồi thì NK vacxin, tổ chức tiêm phòng... Thế nhưng tất tần tật những việc ấy, hiện nay Cục Thú y đã đảm nhiệm hết cả. Bên cạnh đội ngũ có hệ thống tới tận cấp xã, Cục Thú y còn có Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ có đầy đủ thiết bị xét nghiệm, việc gì Viện làm được thì Cục Thú y cũng đều làm được, thậm chí làm tốt hơn! Vậy là Viện Thú y thành ra... thiếu việc!?

Thứ hai: Lúc xuất hiện các dịch bệnh mới, hay diễn biến dịch bệnh phức tạp, do Cục Thú y là cơ quan quản lí Nhà nước nên những chương trình, dự án nghiên cứu hỗ trợ cho Việt Nam phục vụ phòng chống dịch, các tổ chức thế giới đều lũ lượt kéo vào hợp tác với Cục Thú y. Nào là OIE (Tổ chức Thú y thế giới), nào là WHO (Tổ chức Y tế thế giới), FAO (Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc), USAID (Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ)... Những vật tư, thiết bị nghiên cứu, kinh phí, chuyên gia... của thế giới cũng ào ạt đổ về Cục Thú y. Trong lúc đó, Viện Thú y gần như chẳng có gì.

Thứ ba: Đối với việc nghiên cứu SX vacxin, công bằng mà nói đáng ra Viện Thú y phải gánh vác nhiệm vụ. Thế nhưng từ khi xuất hiện dịch CGC, rồi tới dịch tai xanh đến nay, việc phòng chống dịch ở Việt Nam hầu hết đều dựa vào việc khảo nghiệm vacxin sẵn có của nước ngoài (mà đa số là của Trung Quốc), sau đó thì cho NK hoàn toàn vacxin về phòng chống dịch. Vacxin NK vì thế lâu nay dường như đã trở thành một “bảo bối” giúp Việt Nam phòng chống dịch, còn nghiên cứu SX làm gì? “Nghiên cứu thì phải phục vụ cái gì đang cần, đang thiếu. Chứ cả vacxin CGC và tai xanh, lâu nay đều đã được NK hoàn toàn rồi. Cục Thú y cũng là cơ quan khẳng định rõ lúc nào tiêm vacxin gì, tiêm ở đâu, hiệu quả ra sao. Có vacxin hiệu quả rồi, thì Viện chúng tôi còn nghiên cứu làm gì nữa?” – ông Thanh phân tích.

- Cứ như cái lí vừa nêu thì lâu nay, chức năng – nhiệm vụ của Viện Thú y là làm gì, thưa ông? – tôi đặt câu hỏi.

Có một nghịch lí: Trong khi Viện Thú y – đơn vị khoa học chính quy công lập đầu ngành về nghiên cứu vacxin đổ lỗi rằng, do đã có vacxin CGC NK nên... không cần thiết phải nghiên cứu SX vacxin CGC nữa!

Trong khi đó, Cty TNHH MTV thuốc Thú y TƯ - một DN SX kinh doanh thuốc thú y không chuyên sâu về nghiên cứu, không có nhiều nhà khoa học, không có kinh phí Nhà nước, nhưng bằng nhiều nỗ lực hiện đã nghiên cứu thành công về cơ bản, và sắp sửa SX đưa ra thị trường vacxin CGC có hiệu quả phòng bệnh rất cao để phục vụ người chăn nuôi, giá cả của vacxin này nhiều khả năng sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc phải NK vacxin từ Trung Quốc.

Trả lời, vị Trưởng phòng Khoa học của Viện Thú y thành thật bảo: Chức năng, nhiệm vụ của Viện Thú y nghe thì hoành tráng. Nào là nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng sinh học virus, vi trùng, dịch tễ; nào là chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ thú y vào SX, dịch vụ KH-CN, SX kinh doanh, XNK vacxin; nào là quy hoạch, định hướng, thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng giao phó... Thế nhưng, khi tới những công việc cụ thể lại chẳng có gì. Nói ngay như đối với 2 dịch bệnh lớn hiện nay là CGC và tai xanh, cùng lắm chỉ có vài cán bộ chủ chốt của Viện, thi thoảng mới được mời tham gia vào hội đồng khoa học để đánh giá hiệu quả khảo nghiệm vacxin ra sao mà thôi. Chứ tất tần tật từ lấy mẫu, xét nghiệm, phân lập virus, khảo nghiệm vacxin... đều do Cục Thú y đảm nhiệm, giải trình tự gen Cục cũng mang sang Hàn Quốc, chứ Viện Thú y nào được giao nhiệm vụ cụ thể gì?

“Công tác giám sát dịch tễ, giám sát lưu hành virus, dự báo dịch bệnh... lâu nay Bộ NN-PTNT nhiều lần than phiền là ngành thú y yếu kém, nhưng Bộ NN-PTNT có giao nhiệm vụ cụ thể gì bằng giấy trắng mực đen đâu mà Viện làm những việc đó? Bộ có giao nhiệm vụ thì Viện mới làm, chứ tự nhiên làm thì kinh phí đâu, không ai giao thì làm làm gì?” – ông Thanh phàn nàn.

Xuống dốc vì bị vô hiệu hóa?

Phân tích về sự xuống dốc của Viện Thú y hiện nay, ông Lê Bá Lịch (nguyên Phó Cục trưởng Cục Khuyến nông - Khuyến lâm), người từng gắn bó với ngành chăn nuôi – thú y trong giai đoạn dài trước đây, ngán ngẩm so sánh: Trước đây, Viện Thú y từng là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất, luôn phải tiên phong một bước trong việc phòng chống dịch.

Cụ thể khi có dịch, Viện Thú y là cơ quan được giao nhiệm vụ lấy mẫu, phân tích xét nghiệm mẫu xem đó là bệnh gì, virus gì, phân bố ở đâu, dự báo diễn biến dịch ra sao... Tiếp theo, Viện cũng là cơ quan được giao nghiên cứu SX, hoặc NK vacxin phù hợp và trực tiếp tiến hành công tác khảo nghiệm, thử nghiệm hiệu quả của vacxin. Cuối cùng, Hội đồng Khoa học bao gồm Vụ KHCN, Viện Thú y và Cục Thú y sẽ cùng nhau họp đánh giá lần cuối, trước khi đi đến quyết định tiêm loại vacxin gì và giao cho Cục Thú y thực hiện triển khai tiêm phòng đại trà.

Như vậy, vai trò của Cục Thú y lúc ấy chỉ là đơn vị quản lí Nhà nước thực hiện triển khai công tác phòng chống dịch mà thôi, còn nhiệm vụ nghiên cứu đều do Viện Thú y đảm nhiệm. Mô hình phân công nhiệm vụ và phối hợp trong phòng chống dịch như vậy đã duy trì rất tốt trong giai đoạn trước đây. Thế nhưng hiện nay, điều bất cập là toàn bộ các khâu nghiên cứu như vừa nêu ở trên đã được giao toàn bộ cho Cục Thú y đảm nhiệm.

Theo ông Lịch, một mình Cục Thú y hiện nay đảm nhiệm quá nhiều công việc, nói nôm na thì giống như vừa bắt bệnh, vừa kê toa bốc thuốc, vừa kiêm luôn triển khai chữa trị, theo dõi bệnh, chẳng khác gì “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Trong khi đó, Viện Thú y với vai trò rất quan trọng lại đẩy ra rìa và bị vô hiệu hóa, chẳng khác gì người thừa tay thừa chân.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm