| Hotline: 0983.970.780

Phép vua thua… lệ huyện

Thứ Sáu 06/04/2012 , 10:51 (GMT+7)

Kỷ luật thì kỷ luật, nhiều người còn được thăng chức. Phép vua đã thua… lệ huyện, liệu phép vua có thua… lệ tỉnh?

Tỉnh Yên Bái vừa tiến hành kiểm điểm và kỷ luật 16 cán bộ huyện Yên Bình, do buông lỏng quản lý, vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm Luật đất đai, tuyển dụng công chức, viên chức tuỳ tiện… Kỷ luật thì kỷ luật, nhiều người còn được thăng chức. Phép vua đã thua… lệ huyện, liệu phép vua có thua… lệ tỉnh?

Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ Yên Bái vừa công bố Kết luật kiểm tra số 06-KL/UBKTTU về những dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Huyện uỷ Yên Bình, các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan. 16 vị "công bộc" của dân đã bị xử lý kỷ luật, người có chức vụ cao nhất là bí thư huyện uỷ, người thấp nhất là kế toán ngân sách xã. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao số người vi phạm kỷ luật lại nhiều như vậy? 

Quyết định 107/QĐ/UBND của Chủ tịch UBND huyện Yên Bình và đơn tố cáo công dân gửi báo NNVN

Phép vua thua… lệ huyện

Tại Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV giữa Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Trần Văn Tuấn và Nguyễn Thiện Nhân ký, phần III Tổ chức và biên chế hướng dẫn "Biên chế hành chính của Phòng Giáo dục và Đào tạo được xác định trên cơ sở căn cứ vào khối lượng, tính chất, đặc điểm cụ thể công tác giáo dục và đào tạo của huyện; số lượng biên chế của Phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao". Ông chủ tịch huyện Yên Bình Lương Văn Tú thay vì phải thực hiện nghiêm Thông tư 35/2008, nhưng tại Quyết định 107/QĐ-UBND ngày 08/2/2010 tự cho mình cái quyền "Ngoài ra bố trí thêm một số biên chế sự nghiệp công tác tại phòng GD&ĐT theo hướng dẫn của tỉnh. (Bao gồm cả Quản lý nhà nước và sự nghiệp)". Sau khi ký Quyết định 107/QĐ-UBND, ông Tú cho tuyển dụng, tiếp nhận, hợp đồng một loạt giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

UBND huyện Yên Bình dưới sự điều hành của ông Lương Văn Tú, từ ngày 1/1/2009 đến 30/10/2010 đã tuyển dụng, hợp đồng, tiếp nhận công chức, viên chức 884 trường hợp. Trong đó công chức nhà nước tuyển dụng 8, hợp đồng 20; công chức xã tuyển dụng 78, hợp đồng 18; viên chức sự nghiệp khác tuyển dụng 28, hợp đồng 15; viên chức sự nghiệp giáo dục tuyển dụng 264, hợp đồng 392, tiếp nhận 61 trường hợp khác. Việc tuyển dụng công chức khối nhà nước năm 2009 khép kín, việc thi tuyển mang tính hình thức, sai quy định, chỉ nhằm hợp pháp hoá những người đã định.

Ví như thí sinh Nguyễn Ngọc Tú, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp thi đạt 189 điểm cao nhất kỳ thi, nhưng không trúng tuyển, trong khi đó những thí sinh số điểm thấp lại trúng tuyển. Hoặc như hai thí sinh cùng chuyên ngành kế toán là Triệu Vũ Hà thi đạt 169 điểm thì bị loại, trong khi đó Nguyễn Văn Hải thi đạt 152 điểm lại trúng tuyển. Dư luận nghi ngờ có sự chạy chọt, "đi đêm" trong việc tuyển dụng công chức, viên chức ở huyện Yên Bình mấy năm qua. Trong một lá đơn tố cáo gửi tới báo NNVN, nêu đích danh một cán bộ ở Phòng Nội vụ ra giá mỗi suất hợp đồng phải nộp 30-40 triệu đồng, hoặc ép nhà trường phải nhận những giáo viên không đủ điều kiện, đúng chuyên ngành mà trường cần, với lý do những người đó là của sếp (?).

Số giáo viên mầm non tiếp nhận vượt 20 biên chế, trong đó trường mầm non Bình Minh vượt 10 biên chế, một số điều chuyển trong huyện, một số tiếp nhận từ huyện khác, tỉnh khác về. Ví như cô Triệu Thị Nhường chuyển từ trường mầm non Nà Tăm - Lai Châu về, hoặc như cô Vũ Thị Huyền Thương chuyển từ trường mầm non Mường Mô - Lai Châu về trường mầm non Thác Bà…

Số giáo viên tiểu học cũng tiếp nhận vô tội vạ, với 27 trường hợp từ các trường xa xôi, khó khăn về những trường dọc quốc lộ, thuận tiện đi lại. Trường tiểu học Tân Hương năm 2011 phải tiếp nhận 7 trường hợp. Giáo viên trung học cơ sở thì tiếp nhận vượt biên chế "khủng khiếp" hơn với 40 trường hợp. Trường trung học cơ sở thị trấn Yên Bình năm 2010, 2011 số giáo viên từ các trường khác đổ về như một "cơn bão" với 18 giáo viên. Số tuyển dụng vượt biên chế còn "kinh khủng" hơn nhiều, khối mầm non vượt 57 người, khối tiểu học vượt 16 người, khối trung học cơ sở 24 người.

Số giáo viên, nhân viên hợp đồng vượt quy mô trường lớp lên tới 113 người. Từ sự tiếp nhận, tuyển dụng, hợp đồng vô tội vạ như vậy khiến quỹ lương của nhiều trường bị "thủng két", ngoài tiền lương mà giáo viên được nhận còn tiền chi khác cho các hoạt động của trường hầu như chẳng còn. Không ít trường thừa giáo viên, do sự tiếp nhận, tuyển dụng trùng, thừa cơ cấu ban môn. Có giáo viên không biết phân công giảng dạy môn gì thì cho… đánh trống.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn

Dưới trướng ông Lương Văn Tú, một loạt "công bộc" vung tay làm liều, trong đó phải kể đến ông Lý Thế Vinh nguyên Trưởng phòng Nội vụ, đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định 107/QĐ-UBND trái với Thông tư 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV, ông còn ký ban ban hành Hướng dẫn số 01/HD-PNV ngày 7/1/2010 trái quy định, dẫn tới việc tuyển dụng khép kín, ồ ạt không thu hút được nhân tài về công tác tại địa phương. Ông Đinh Ngọc Sơn, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định 1003/QĐ/UBND ngày 24/1/2010 cho Cty TNHH một thành viên quảng cáo truyền thông NIL thuê đất trái thẩm quyền…

Đặc biệt là ông Lương Tuấn Ngọc, nguyên Phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Đại Đồng giai đoạn 2007-2010 đã cố tình làm bừa. Trong Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Yên Bái chỉ ra 6 khuyết điểm mà ông Ngọc đã vi phạm. Trong đó có việc tổ chức san tạo mặt bằng không có thiết kế; tự ý thanh toán 7,08 triệu bồi thường hoa màu cho dân không qua kế toán; lập 3 giấy nhượng bán đất trái thẩm quyền, tự ý thu tiền bán đất cho các hộ dân đút túi riêng 109 triệu…

Phép vua có thua lệ tỉnh?

Phép vua thua… lệ huyện Yên Bình như trình bày ở trên thì đã rõ, điều dư luận Yên Bái đang quan tâm là "Phép vua có thua… lệ tỉnh"? Trong Kết luận kiểm tra đối với ông Lương Văn Tú kết luận như sau: "Khuyết điểm của đồng chí Tú là rất nghiêm trọng, do buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, vi phạm điều 6 Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Điều 16 Quy chế làm việc của UBND huyện, vi phạm điều 1, điều 2 Điều lệ Đảng…". Với những khuyết điểm "rất nghiêm trọng" đó thì ông Lương Văn Tú chỉ bị khiển trách, trớ trêu thay ông lại đang đảm nhiệm chức vụ Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của tỉnh Yên Bái.

Ông Lý Thế Vinh mặc dù Kết luận về những khuyết điểm của ông Vinh là nghiêm trọng, thiếu trách nhiệm, năng lực công tác hạn chế… nhưng hiện ông Vinh đang ngồi chễm chệ trên ghế Phó chủ tịch UBND huyện Yên Bình. Còn ông Đinh Ngọc Sơn thì được điều sang làm Trưởng ban Quản lý xây dựng cơ bản của huyện, nơi mà nhiều người ước muốn. Ông Lương Tuấn Ngọc có lẽ do "thấp cổ bé họng" nên bị cách chức Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ xã. Còn một số vị "tai to mặt lớn" mà chúng tôi chưa đề cập tới sẽ được trình bày ở một bài viết khác.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm