| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến giá cả!

Thứ Năm 11/10/2012 , 10:12 (GMT+7)

Làm thế nào để các nhà sản xuất mía đường và nhà tiêu thụ tìm được một tiếng nói chung khi trên thị trường đang thừa đường thì các DN lại xin nhập khẩu?

Làm thế nào để các nhà sản xuất mía đường và nhà tiêu thụ tìm được một tiếng nói chung khi trên thị trường đang thừa đường thì các DN lại xin nhập khẩu?

Hôm qua (10/10) tại TP.HCM, Hiệp hội mía đường đã tổ chức hội nghị hợp tác sản xuất và tiêu thụ đường niên vụ 2012-2013, trong đó mục đích chính là để các nhà máy đường tiếp xúc, chào bán đường cho các DN sản xuất bánh kẹo, nước giải khát và tìm tiếng nói chung.

Ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội cho biết, vụ tới VN sẽ sản xuất trên 1,5 triệu tấn đường, trong đó chủ lực là hai loại sản phẩm cung ứng cho thị trường là đường luyện và đường trắng đồn điền với sản lượng 730.000 tấn. Như vậy, phần nào cung cấp dư so nhu cầu sử dụng đường RE (đường tinh luyện) của DN sản xuất nước giải khát, bánh kẹo, khoảng 200.000 tấn. Nhưng cái khó nhất vẫn là giá, trong khi nhà máy sản xuất đường trong nước giá cao, còn đường nhập khẩu chính ngạch kể cả lậu lại rẻ.

Theo ông Trương Phúc Chiến, Tổng giám đốc Bibica, chất lượng đường của 40 nhà máy sản xuất đều có thể mua để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tuy nhiên, trong những năm qua, giá đường trên thị trường trong nước luôn có sự biến động, có thời điểm giá đầu vụ và cuối vụ chênh lệch đến 5.000 đồng/kg nên khó cho DN tiêu thụ đường như Bibica.


Tìm tiếng nói chung sẽ giúp ngành đường không “náo loạn” mỗi khi vào vụ mới

“Công ty chúng tôi rất mệt mỏi với sự biến động của giá đường. Giá bán bánh kẹo, một năm không điều chỉnh quá 10% còn giá đường trên thị trường thì trên dưới 30%!” - ông Chiến nói. Do đó, ông Chiến đề nghị các nhà máy sản xuất đường cần phải đảm bảo một giá trong suốt cả năm, nếu có tăng thì không tăng giá 10% mỗi năm.

“Vụ mía đường bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau, nhưng giá trong những tháng này luôn biến động tăng. Đó là lý do DN tiêu thụ đường mong muốn được cấp hạn ngạch nhập khẩu đường vì giá rẻ hơn giá đường trong nước”, ông Chiến nói thêm. Còn bà Dung, đại diện Cty CP bánh kẹo Hải Châu cho biết, mỗi năm Cty cần 5.000 tấn. Tuy được Bộ Công thương “ưu tiên” cấp hạn ngạch nhập khẩu nhưng Cty của bà từ chối để mua hàng trong nước. “Lâu nay trong quá trình giao dịch, chúng tôi thấy có hiện tượng găm hàng, thừa hàng nhưng các nhà máy sản xuất kêu hết nên thường mua giá cao hơn giá công bố của các nhà máy khoảng 1.000-2.000 đồng/kg. Thế nên, vấn đề chúng tôi quan tâm nhất là giá cả ổn định” – bà Dung nói.

Ông Lê Văn Thanh, TGĐ Cty CP mía đường Lam Sơn cho rằng, hiện các nhà máy sản xuất mía đường chấp nhận bán một giá ổn định cho từng quý, hoặc cả năm cho DN tiêu thụ đường. Còn đối với những DN này khi đã chấp nhận ký hợp đồng thì phải tôn trọng hợp đồng, tránh trường hợp lúc giá cao hơn hợp đồng thì thúc giục các nhà máy giao hàng, còn khi giá thấp hơn thị trường lại ì ạch không muốn nhận hàng để hạ giá.

Còn đại diện các công ty như Nestlé VN, CocaCola VN, Perfetti Van Melle là những DN mỗi năm tiêu thụ từ 40.000-50.000 tấn đường cho biết, muốn tìm mua đường RE có chất lượng cao nhưng chỉ có một vài nhà máy sản xuất được và giá cả lại không ổn định.

Ông Vũ Quốc Tuần, Trưởng phòng đối ngoại của Cty TNHH Nestlé cho rằng, hiện chỉ có một số ít nhà máy đáp ứng được như Bourbon, KCP Phú Yên. Vì thế, các nhà máy mía đường cần tham khảo thêm tiêu chuẩn của các tập đoàn sản xuất thực phẩm quốc tế để có kế hoạch sản xuất, tránh trường hợp bên mua cần nhưng bên bán không thể bán vì chất lượng không đáp ứng được.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Cty CP đường Biên Hòa cho rằng, giá đường cao hay thấp chính là sự quan tâm của DN tiêu thụ. Nhưng trên thực tế, giá bán đường của các nhà máy không chỉ do nhà máy quyết định. “Tôi cũng thích nhập khẩu đường bằng hạn ngạch vì giá rẻ. Còn khi nào VN sản xuất được giá đường thấp như giá đường bán trên thị trường? Câu trả lời là không có và không bao giờ làm được”, ông Lộc nói.

Ông Lê Văn Thanh, TGĐ Cty CP mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa cho biết, mỗi năm nhà máy của ông sản xuất khoảng 60.000 tấn đường RE đáp ứng được chất lượng mà các DN tiêu thụ đường như công ty CocaCola, Pepsico Việt Nam, Vinamilk yêu cầu. “Chúng tôi đáp ứng được yêu cầu cao thì giá bán phải cao hơn, chứ không thể muốn có đường RE chất lượng cao mà giá bán thấp được”.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.