| Hotline: 0983.970.780

Vạch bóng thời gian tìm tiên tổ

Thứ Hai 07/01/2013 , 09:34 (GMT+7)

Tổ tiên mình là ai, thuộc dòng tộc nào, xuất phát từ đâu? Có mấy nhánh? Số phận dòng họ biến thiên ra sao... Đó là những thông tin trong gia phả dòng tộc.

Tổ tiên mình là ai, thuộc dòng tộc nào, xuất phát từ đâu? Có mấy nhánh? Số phận dòng họ biến thiên ra sao... Đó là những thông tin trong gia phả dòng tộc.

Với lịch sử của một đất nước chiến tranh liên miên, việc gìn giữ gia phả để con cháu biết được không phải dòng tộc nào cũng gìn giữ được. Chính vì vậy, biên soạn gia phả những năm gần đây đang trở thành một nhu cầu tinh thần, một vấn đề văn hóa của các gia đình và dòng tộc.

Phả hệ thủy tổ

Bà Phan Kim Dung, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển gia phả (NC&PTGP) nhớ nhất về bộ gia phả đầu tiên mình tham gia xác lập của dòng họ Trương mà người đại diện đề nghị xác lập là bà Trương Mỹ Lệ (chị gái của Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa).


Bà Phan Kim Dung về miền Tây điền dã bằng xuồng

Trước khi lập phả hệ, con cháu chỉ biết mộ của cụ cố, cụ sơ và cho đó đã là cụ tổ của mình. Nhưng có ngờ đâu, trong quá trình điền dã, từ các chi họ hàng đã lần ra cụ tổ cách đó 8 đời của họ Trương là một thanh niên Đàng ngoài vào Gò Công khẩn đất. Trong một lần vào rừng đốn củi, vì tiếc cây rìu bỏ quên mà ông bị cọp vồ ăn mất đầu. Bạn bè mang xác ông ra bìa rừng.

Cả Xóm Dinh ngày ấy đã nuôi đứa con trai độc nhất của ông tên là Trương Văn Diều, khi ấy mới 18 tháng tuổi. Có ai ngờ từ ông Diều, dòng tộc họ Trương đã phát triển đến nay 8 đời mà chị em bà Trương Mỹ Lệ thuộc đời thứ 7. Sau khi phả hệ được xác lập, dòng tộc cúng ông không chỉ do mình ông Trương Văn Sáu (hậu duệ đời 6) ở ấp Hưng Phú, xã Long Hưng, huyện Gò Công, Tiền Giang cúng giỗ mà tất cả con cháu, kể cả bà Trương Mỹ Hoa, dù bận đến mấy, đúng ngày giỗ tổ cũng sắp xếp về dự.

Gia phả không chỉ là phả hệ, phả đồ mà còn là phả ký với những thông tin cho con cháu hiểu biết về tổ tiên của mình. 


Bà Phan Kim Dung cùng hậu duệ họ Châu

Bà Đỗ Thị Trang, hậu duệ thứ 4 của danh nhân Đỗ Quang Đẩu, chia sẻ: “Tôi là một trong những hậu duệ của ông Đỗ Quang Đẩu, mà tên được đặt cho một con đường nhỏ ở phường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. Tên ông được đặt dưới thời Ngô Đình Diệm, nhưng vẫn được chấp nhận dưới chế độ ta, vậy chắc chắn ông là một danh nhân của đất nước.

Thế mà chính tôi và không ít người trong dòng tộc họ Đỗ ngay trong nước không biết mấy về tổ tiên mình, huống hồ thân tộc ở nước ngoài. Tôi muốn biết về tổ tiên của tôi, ông bà từ đâu đến, ông bà sống như thế nào, ông bà đã làm gì. Biết để hiểu những vinh quang và thăng trầm của dòng họ, tập quán tốt đẹp của người xưa, ngõ hầu vun đắp gia phong, giữ gìn lễ giáo”.

Hậu duệ Lê Thị Thanh Hải của dòng họ Trương sống ở Đồng Nai nhưng chỉ biết mộ tổ của họ ở Trà Vinh. Cũng như con cháu ở Đồng Nai, những người ở Trà Vinh cũng khăng khăng người nằm trong ngôi mộ ấy là bà tổ của mình. Khi xác lập gia phả, chuyên viên Hán Nôm của Trung tâm NC&PT Gia phả ngạc nhiên khi thấy trên bia mộ ghi rõ “Đại Nam Hiển Tổ Trương Quý Thâu chi mộ - Nội tôn Trương X lập”.

Chữ Hiển Tổ thể hiện người trong mộ là ông nội và người lập là cháu nội. Sau khi phân tích đầy đủ, TTNC&PTGP yêu cầu gia đình đi xác minh từ những người biết chữ Hán khác. Từ đó họ mới biết Trương Quý Thâu chính là mộ cụ tổ đời 1 của dòng họ Trương.

Bà Trương Thị Sáu, vợ của ông Nguyễn An Ninh có mẹ chôn ở Phú Đại, gia phả bên nhà ông Nguyễn An Ninh luôn ghi tên là là bà Ngô Thị Ba. Nhưng khi làm thủ tục xác lập gia phả lại, chuyên viên Hán Nôm Võ Văn Sổ vô cùng ngạc nhiên bởi trên bia mộ rành rành ghi tên bà là Ngô Thị Điểm. Nhờ vậy, văn bản gia phả 2 dòng tộc được điều chỉnh là đúng tên cho bà.

Xác lập gia phả là môn khoa học

Trong quá trình nghiên cứu các gia phả cổ, ông Võ Văn Sổ đã lục được trong thư viện tổng hợp tài liệu gia phả cổ bằng chữ Hán. Trong đó có gia phả của dòng họ Trương từ Bình Định vào Nam lập nghiệp từ thời Nguyễn Ánh chạy vào Nam chuẩn bị đánh quân Tây Sơn. Dịch phả hệ ông ngạc nhiên thấy có tên Trương Minh Giản, Trương Minh Ký. Tìm đến nhà từ đường họ Trương ở khu Hanh Thông, Gò Vấp, hỏi thăm được biết gia phả dòng họ bị mất năm 1945.

So sánh các tên bài vị trong nhà thờ với các tên trong gia phả thì không sai. Họ Trương vào Nam sinh ra 4 người con, phân ra 4 chi: Bá, Trọng, Thúc, Quý. Trong đó ông Trương Minh Thành là cha của ông Trương Minh Giảng.

Ông Võ Ngọc An, Giám đốc TTNC&PTGP, cho biết, từ khi thành lập (1992) đến nay, Trung tâm đã nghiên cứu và ghi chép lại sự hình thành và phát triển của hơn 130 dòng tộc. Đây là nghiên cứu cơ bản của văn hóa dân tộc.

Dòng họ là những người làm ra của cải vật chất và sản phẩm tinh thần và cái chính là làm ra những con người xây đắp nên lịch sử Việt Nam. Khoa học dòng họ, khoa học gia phả chưa hình thành và vấn đề của trung tâm là nghiên cứu, đúc kết để xác lập gia phả trở thành bộ môn khoa học.

Trải qua bao đời, dù tất cả đều đặt tên với họ Trương và chữ lót Minh nhưng con cháu luôn biết mình thuộc chi nào. Dòng tộc trí thức họ Trương còn có Trương Minh Ký cũng là bậc tài danh của dân tộc. Gia phả họ Trương có điểm đặc sắc là không chỉ ghi tên những người họ Trương mà còn ghi rõ tên và nguồn gốc của các con dâu.

Ông Võ Văn Sổ, chuyên viên Hán Nôm của TTNC&PTGP, chia sẻ: Những bộ gia phả cổ bằng tiếng Hán hầu hết chỉ là phả ký, phả đồ… ghi vắn tắt tên tuổi, quê quán. Phần lớn chỉ có ngày mất thiếu năm mất. Người xác lập gia phả phải theo các nguyên tắc thời gian tính thế hệ, kết hợp lịch sử dân tộc và lịch sử địa lý để có những phán đoán tương đối chính xác.

Nói tương đối chính xác bởi khi chúng ta lấy 25 năm là một thế hệ để tính trong gia phả thì luôn có sai số, đôi khi lên tới 60-70 năm của một lịch sử gia phả. Bởi tuổi lập thân, lập gia đình của người Việt xưa sớm hơn con số trung bình 25 năm kia khá nhiều.

Tìm gia phả có mấy cách: dịch gia phả cổ, sao lục bằng chứng từ hệ thống giấy tờ địa chính và điền dã (đi gặp, hỏi thông tin từ các chi nhánh họ hàng)… Có người nhờ lục nguồn gốc địa chính, thông qua giấy tờ Bách phần (di chúc thừa kế đất đai) để truy ra nguồn gốc; Có người tìm từ mộ bia, bài vị chữ Hán dịch ra. Với những phương pháp này, TTNC&PTGP đã xác lập được hơn 130 bộ gia phả.

Xem thêm
Chiều 2/5, Quốc hội họp bất thường lần thứ 7

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Công an đã xác định nguyên nhân

ĐỒNG NAI Sau khi vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh xảy ra, Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc điều tra nguyên nhân của vụ việc.

Bình luận mới nhất