| Hotline: 0983.970.780

Teo tóp vựa muối Nam Định

Thứ Tư 06/11/2024 , 09:48 (GMT+7)

Hơn 2.000ha muối tại các huyện ven biển của tỉnh Nam Định giờ co cụm chỉ còn vài chục ha duy trì sản xuất. Vùng muối Nam Định đang đứng trước nguy cơ xóa sổ!

Đâu rồi vựa muối lớn nhất miền Bắc? 

Ông Lại Hợp Tiến, Giám đốc HTX diêm nghiệp và dịch vụ thủy sản Bạch Long (xã Bạch Long, huyện Giao Thủy) không giấu giếm thực trạng bĩ cực của ngành muối tại địa phương này.

Hơn 30 năm gắn bó với nghề muối, ông Tiến là một trong số ít những diêm dân Bạch Long còn bám trụ với nghề muối, hạt muối từ lúc còn tên “Hợp tác xã muối và nghề cá Bạch Long” thành lập từ năm 1966. Thời điểm hoàng kim, hợp tác xã này duy trì với hơn 2.000 xã viên, diện tích sản xuất muối lên tới 230ha.

Vựa muối Bạch Long nổi tiếng thời kỳ HTX hơn 60 năm trước giờ đây co cụm chỉ còn vài chục ha duy trì sản xuất muối. Ảnh: Kiên Trung.

Vựa muối Bạch Long nổi tiếng thời kỳ HTX hơn 60 năm trước giờ đây co cụm chỉ còn vài chục ha duy trì sản xuất muối. Ảnh: Kiên Trung.

Thế nhưng, theo thời gian, theo sự thoái trào của nghề muối, năm 2020, hợp tác xã có tuổi đời ngót nửa thế kỷ này đành phải giải thể. Một pháp nhân mới được thành lập với tên gọi Hợp tác xã diêm nghiệp và dịch vụ thủy sản Bạch Long do ông Tiến làm giám đốc nhưng chỉ có 500 xã viên tham gia. Phần lớn bà con chuyển nghề, làm công nhân trong các khu công nghiệp để đảm bảo cuộc sống.

Cánh đồng muối Bạch Long có tổng diện tích sản xuất 230ha, nhưng giờ phần lớn bỏ hoang hóa vì không có lao động. Thời điểm hiện tại chỉ duy trì 50 – 60ha sản xuất cắc bụp.

Lý giải tình trạng này, lãnh đạo xã Bạch Long cho biết, những năm qua dù nhà nước có những chính sách quan tâm đến lĩnh vực sản xuất muối nhưng chưa được thực thi. Khí hậu biến đổi không theo quy luật, giá muối lại không ổn định, công nghệ sản xuất muối thì lạc hậu, năng suất thấp, chưa đáp ứng được thị trường tiêu thụ, thu nhập của hộ xã viên sản xuất muối thấp hơn so với các ngành khác. Bởi vậy, nhiều diêm dân đã bỏ nghề muối đi làm các công việc khác để có thu nhập.

Những diêm dân gần như cuối cùng vẫn duy trì, gắn bó với nghề muối ở xã Bạch Long...

Những diêm dân gần như cuối cùng vẫn duy trì, gắn bó với nghề muối ở xã Bạch Long...

Sản xuất phụ thuộc thời tiết, khí hậu cùng giá cả bấp bênh đang khiến nghề muối Bạch Long ngày càng mai một. Ảnh: Kiên Trung.

Sản xuất phụ thuộc thời tiết, khí hậu cùng giá cả bấp bênh đang khiến nghề muối Bạch Long ngày càng mai một. Ảnh: Kiên Trung.

Trong khi đó, những khu vực sản xuất nông nghiệp khác khi kém hiệu quả, chính quyền địa phương hàng năm đều có kế hoạch cho đăng ký để chuyển đổi. Riêng vùng sản xuất muối thì không được đăng ký nên ruộng muối không sản xuất để bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên. Năm 2023, sản lượng muối của HTX muối Bạch Long đạt 8.000 tấn, giá bán từ 2.000 – 2.500 đồng/kg. Sang năm 2024, đến thời điểm hiện tại mới sản xuất được 5.000 tấn, thấp hơn năm ngoái.

“Sản xuất muối tại Bạch Long phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết, một năm được hai vụ. Sang tháng 10/2024, gần như đã hết vụ, giá bán lại bấp bênh nên phần lớn diêm dân không mặn mà. Xã có chủ trương đề xuất chuyển đổi diện tích sản xuất muối không hiệu quả sang các mô hình khác như trồng màu, nuôi trồng thủy sản và đất dịch vụ thương mại nhưng vẫn còn vướng thủ tục nên đến nay chưa thực hiện được”, ông Tiến cho hay.

Nghề muối của Bạch Long có từ khi thành lập xã (năm 1966), đến nay đã trải qua gần 60 năm, bắt nguồn từ đồng muối Văn Lý (nay là xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Không riêng gì Bạch Long, các vùng sản xuất muối khác ở Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Hải Hậu… nhiều năm qua cũng đình đốn. Nghề muối Nam Định đang đối mặt với nguy cơ bị xóa tên trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương này.

Vựa muối phải "nhập" muối từ các tỉnh khác về chế biến

Một thực trạng có thể được coi là “nghịch lý” đang tồn tại ở vựa muối Bạch Long, đó là trong lúc những cánh đồng muối bỏ hoang không sản xuất thì hầu hết các cơ sở sản xuất muối tại Nam Định lại đi “nhập” muối từ các tỉnh khác về để chế biến sản phẩm.

Bạch Long có 230ha diện tích sản xuất muối...

Bạch Long có 230ha diện tích sản xuất muối...

nhưng hiện tại chỉ duy trì 50 - 60ha còn sản xuất muối. Ảnh: Kiên Trung.

nhưng hiện tại chỉ duy trì 50 - 60ha còn sản xuất muối. Ảnh: Kiên Trung.

Ông Vũ Đức Viêm (SN 1957, chủ cơ sở chế biến muối Thanh Hương (xã Bạch Long) thẳng thắn: mỗi tháng, cơ sở của ông nhập về 300 – 400 tấn muối trắng để chế biến các sản phẩm muối tinh phục vụ sinh hoạt, sau đó tiếp tục đưa đi phân phối, tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, muối mua về cũng được bán cho các cơ sở, đơn vị khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuấtc như muối để ngư dân ướp bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ, muối phục vụ cho các ngành công nghiệp…

Vì sao các cơ sở chế biến muối, ở giữa vựa muối, thủ phủ muối lớn từng sôi động và nhất miền Bắc lại phải mua muối từ các tỉnh khác về để sản xuất?

“Cơ sở của tôi lấy muối từ các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận… để chế biến, sản xuất, lý do là giá mua thấp hơn so với giá muối sản xuất tại Bạch Long, dù cước phí vận chuyển cả ngàn cây số. Giá cả là mấu chốt để duy trì sự tồn tại của nghề muối. Năng suất thấp, sản xuất phụ thuộc vào thời tiết, giá muối của Bạch Long bán ra vì thế cao hơn, đồng thời sản lượng cũng không đủ để các cơ sở thu mua phục vụ chế biến. Cho nên, ở giữa vùng muối lại phải đi mua muối từ tỉnh khác, đó là điều lạ mà không lạ. Mỗi năm, chỉ riêng các cơ sở chế biến muối tại xã Bạch Long đã phải 'nhập' về vài chục ngàn tấn muối thô để chế biến”, ông Viêm cho hay.

Ngay lối ra cánh đồng muối của “thủ phủ muối Bạch Long”, các kho chứa muối của 6 cơ sở chế biến muối đều tập trung tại đây. Đó là những dãy nhà cấp 4 chạy dài, lợp ngói pro kín mít, chỉ để chừa một cửa duy nhất để bảo quản muối khô ráo. Hàng chục nhân công người địa phương đang tất bật đóng gói, chia muối vào các túi, đóng bao bì thành các sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là những sản phẩm muối chế biến đã được đăng ký thương hiệu, như “Muối biển sạch”, “Muối tinh sấy i-ốt” của Công ty TNHH Muối và Thương mại Nam Hải; “Muối biển siêu sạch”, “Muối tinh i-ốt”, “Muối hạt sạch” của Doanh nghiệp tư nhân sản xuất muối và bột canh Thanh Hương; “Muối biển sạch”, “Muối i-ốt” của Công ty TNHH Bình Chung...

Niềm tự hào của HTX diêm nghiệp và nghề cá Bạch Long một thời giờ chỉ còn là hoài niệm... Ảnh: Kiên Trung.

Niềm tự hào của HTX diêm nghiệp và nghề cá Bạch Long một thời giờ chỉ còn là hoài niệm... Ảnh: Kiên Trung.

Ông Viêm thừa nhận, muối sản xuất tại các huyện ven biển của Nam Định, Thái Bình và các tỉnh miền Bắc sạch hơn, chất lượng tốt hơn, hạt muối rắn hơn so với muối biển ở các tỉnh phía Nam, thành phần chất cũng cao hơn. Tuy nhiên, cả chục năm qua, các vùng muối đều bỏ hoang, không sản xuất, nhất là từ sau thời điểm dồn điền đổi thửa, chia tách, quy hoạch, chuyển đổi sang mục đích nuôi trồng thủy sản… nhưng tất cả đều dở dang, không triển khai thực hiện.

Lý giải thực trạng sản lượng muối sụt giảm mỗi năm, Sở NN-PTNT Nam Định cho rằng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, nên diện tích sản xuất và sản lượng muối thủ công đều giảm.

Năm 2023, sản lượng muối thủ công của Nam Định đạt khoảng 21.000 tấn. Con số này chưa bằng sản lượng muối của Hợp tác xã muối Bạch Long giai đoạn hoàng kim vào những năm 1990 về trước. Trong khi đó, sản lượng muối sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp ước đạt 40.000 tấn; sản lượng muối chế biến tiêu thụ ước đạt 70.000 tấn. Như vậy, mỗi năm các cơ sở chế biến muối ở Nam Định phải mua về gần 50.000 tấn muối trắng thô.

Nhiều cơ sở chế biến muối tại xã Bạch Long nhiều năm qua phải mua muối từ các tỉnh phía Nam về chế biến, sản xuất...

Nhiều cơ sở chế biến muối tại xã Bạch Long nhiều năm qua phải mua muối từ các tỉnh phía Nam về chế biến, sản xuất...

Giá cả cạnh tranh đang là nguyên nhân khiến muối trắng sản xuất tại các tỉnh miền Bắc không cạnh tranh được với muối hạt miền Nam. Ảnh: Kiên Trung.

Giá cả cạnh tranh đang là nguyên nhân khiến muối trắng sản xuất tại các tỉnh miền Bắc không cạnh tranh được với muối hạt miền Nam. Ảnh: Kiên Trung.

Nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm muối, Sở NN- PTNT Nam Định cùng các huyện ven biển chỉ đạo các HTX diêm nghiệp đổi mới, sắp xếp tinh gọn bộ máy, chuyển đổi sang kinh doanh, dịch vụ; tổ chức các lớp phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm, sản xuất muối sạch, đào tạo chương trình quản lý chất lượng trong sản xuất, kinh doanh muối cho diêm dân, chủ doanh nghiệp chế biến muối trên toàn tỉnh.

Nam Định cũng xây dựng Đề án “Nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh”; Sở NN-PTNT triển khai cụ thể bằng các dự án như “Cải tạo, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối” tại xã Bạch Long; “Tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại đồng muối, nâng cao năng lực sản xuất, chế biến muối thông qua đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển giao ứng dụng, tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến muối”; “Phát triển liên kết trong sản xuất, chế biến muối giữa HTX với doanh nghiệp, xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển nghề sản xuất muối truyền thống gắn với du lịch” tại 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng… để đặt mục tiêu đến năm 2030 duy trì 326ha đất sản xuất muối, 30 - 40ha sản xuất muối sạch chất lượng cao… nhằm bảo tồn, phát triển nghề sản xuất muối cổ truyền, nâng cao đời sống cho diêm dân.

Tuy nhiên, tương lại của hạt muối Nam Định vẫn còn rất mờ mịt khi diêm dân không còn mấy mặn mà quay trở lại với hạt muối như thuở ban đầu.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Ông Nguyễn Tuấn Anh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Ban Bí thư quyết định điều động ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Cấp thiết chuyển đổi nông nghiệp xanh để phát triển bền vững

Từ ngày 5 - 7/12, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức Hội nghị Quốc tế Nông nghiệp và Môi trường bền vững lần thứ 5 năm 2024 (SAE 2024).