| Hotline: 0983.970.780

“Mùa Xuân” của hoạ sĩ trẻ Quảng Trị

Thứ Bảy 05/01/2013 , 10:03 (GMT+7)

Mỗi họa sĩ có một thế mạnh riêng nhưng họ gặp nhau ở sự sáng tạo và luôn tìm tòi cái mới, cái độc đáo...

Mỗi họa sĩ có một thế mạnh riêng nhưng họ gặp nhau ở sự sáng tạo và luôn tìm tòi cái mới, cái độc đáo, mang đến cho người thưởng ngoạn những cảm xúc bất ngờ, sâu lắng và tươi trẻ như tên gọi “Triển lãm Mỹ thuật Mùa Xuân” của các hoạ sĩ trẻ Quảng Trị, được Hội Văn học và Nghệ thuật Quảng Trị, tổ chức ngày 4/1.


Hoạ sĩ Lê Ngọc Duy với tác phẩm “Phía trước”.

Trần Song với phương châm “muốn thành họa sĩ trước tiên phải là thợ vẽ giỏi”.Vì thế anh luôn tìm tòi thể hiện nhiều bút pháp và trường phái khác nhau, như từ tả thực cổ điển- Hiên nhà (sơn dầu 50X70cm) hoặc lồng ghép giữa hiện thực và trừu tượng - Chiêm bao (sơn dầu 80x80cm) đến trường phái bán trừu tượng- Ngả màu, Ký ức, Quê (sơn dầu). Dùng cái hữu hình để nói cái vô hình-Nàng sen (sơn dầu- 100 x100cm) và ngược lại.

Với cảm nhận không ồn ào mà dung dị, mỗi tác phẩm là mỗi bút pháp tạo cho người xem không lặp lại chính mình…Tranh của anh được nhiều người đánh giá cao. Tốt nghiệp đại học Mỹ thuật Huế, hiện công tác tại Báo Quảng Trị, nhưng Thanh Song chưa bao giờ nhận mình là hoạ sĩ. Với Song, muốn được hoạ sĩ phải cần tôi luyện nhiều hơn nữa.

Còn Lê Ngọc Duy, hoạ sĩ trẻ tốt nghiệp khoa Đồ họa - Mỹ thuật ứng dụng Đại học Mỹ thuật Huế năm 2009, mang đến cho người xem nhiều mới mẽ. Đây là lần thứ hai anh triển lãm tranh ở Quảng Trị.  Trước đó, Duy có triển lãm cá nhân.


Ký ức” của tác giải Trần Song.

Ngọc Duy đến triển lãm lần này với 4 bức tranh sơn dầu, đó là: Phố mới, Tâm, Ô cửa, Phía trước. Với phong cách biểu hiện mới so với những bức tranh Duy từng trưng bày. Xem tranh Duy, dù tranh trừu tượng hay bán trừu tượng vẫn thấy một mảnh tâm hồn chưa bị những quay cuồng, bon chen chốn thị thành làm vẩn đục. Trong cái nét thị dân chân quê hồn hậu ấy đôi khi thoáng thấy chút thảng thốt của tuổi hai mươi.Tranh của Duy cứ sáng lên như những vệt nắng giữa những ngày mưa rét sụt sùi...  

Trường phái tranh thuỷ mặc có sự tham gia của hoạ sĩ Trương Đình Dung.Hoa sen đối với mỗi một họa sỹ nói riêng và người thưởng ngoạn nói chung là rất quen thuộc, thể hiện sự thanh cao, mang dấu ấn tâm linh và sự thanh khiết của người Việt Nam, nên việc thể hiện không hề đơn giản. Hoa sen xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm hội họa trên nhiều chất liệu như:sơn mài, đồ họa, lụa,sơn dầu…

Tuy nhiên, đối với phong cách thủy mặc vẽ trực tiếp trên giấy xuyến chỉ với những ý tưởng độc đáo, riêng biệt đầy chất sáng tạo dựa trên cảm xúc của cá nhân, tác giả đã thể hiện hình ảnh hoa sen trong tranh lãng mạn, phá cách. Những tác phẩm hoa sen của Trương Đình Dung có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Đôi lúc là sự trầm mạc, cổ kính, lúc thì trẻ trung, tươi mới, tự do. Hoặc sự giản đơn rất thanh thoát, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp cao quý của hoa sen bởi nghệ thuật sử dụng bút pháp của thư pháp táo bạo, mạnh mẽ bằng hình ảnh đen trắng chủ đạo, điểm xuyết sắc hồng.

Với sự đam mê thể hiện đề tài hoa sen trong tác phẩm của mình, cũng như theo đuổi chuyên ngành thủy mặc trong suốt thời gian học tập tại Học viện nghệ thuật- đại học Cát Lâm- Trung Quốc. Họa sỹ đã cố gắng tìm ra cho mình hướng đi riêng trên con đường sáng tác.Đối với nhiều người có lẽ đây không là mới cả về đề tài lẫn chất liệu. Nhưng với tác giả thì chính anh đã tìm ra cho mình một bút pháp thể hiện hoàn toàn mới trên chất liệu và đề tài cũ. Đó chính là phong cách “thủy mặc” Trương Đình Dung.


Hoạ sĩ Trương Đình Dung cùng con gái bên tác phẩm “Hoa sen”.

Với hoạ sĩ Trương Đình Thọ, anh cũng theo “gu” tranh thuỷ mặc. Tranh thủy mặc của Trương Đình Thọ coi tâm hồn của một người là tâm hồn của trời đất. Vì thế tranh phong cảnh của anh không chỉ là cảnh sắc khách quan mà chính là tâm hồn, lối tư duy của tác giả. Xem tranh là qua hình tượng, cách biểu hiện khí chất khi biểu tả để thấu hiểu chính tác giả. Trong đó chứa đựng cả sự gửi gắm tình cảm, tâm hồn, tư tưởng của người vẽ.

Tác giả dường như không nhìn thấy cảnh thật để sao chép nó, mà vẽ những cái tồn tại trong tình cảm của mình, do chính tác giả cảm nhận được gây cho người xem cảm giác rất xa lạ mà lại như quen thuộc tự bao giờ. Những cảm xúc đó được chuyển vào nét bút sinh động, cái nồng ấm, sống động vào khí vận của đường bút, cái cao siêu, cái lưu chuyển qua sự tương quan của thực hư, của ý tưởng trong biểu hiện. Giá trị của nó không chỉ ở cảnh sắc của tranh mà thông qua bức tranh còn thấy cả tâm hồn của tác giả.

Ngoài ra, còn tranh triển lãm của các hoạ sĩ  Trịnh Thương, Thanh Thọ, Đức Tuấn, Thanh Thái, Hữu Nam, Ngô Hiền, Tăng Hoàng, Lương Giang... Triển lãm mở cửa trưng bày tại trụ sở Hội Văn học-Nghệ thuật Quảng Trị, 46 Hùng Vương-TP Đông Hà, đến ngày 12/1.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm