| Hotline: 0983.970.780

“Nhà ngôn ngữ” Brũ Vân kiều

Thứ Năm 04/04/2013 , 15:57 (GMT+7)

Một người con yêu của dân tộc Brũ Vân Kiều đang ngày đêm “truyền bá”chữ Brũ Vân Kiều với mong muốn cháy bỏng là góp phần gìn giữ và phát huy tiếng và chữ viết cho dân tộc mình.

Người Brũ Vân Kiều ở giữa đại ngàn Trường Sơn, thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị, đã có chữ viết riêng của dân tộc mình, nhưng đang bị mai một. Thầy giáo Hồ Xuân Long, một người con yêu của dân tộc Brũ Vân Kiều đang ngày đêm “truyền bá”chữ Brũ Vân Kiều với mong muốn cháy bỏng là góp phần gìn giữ và phát huy tiếng và chữ viết cho dân tộc mình. Quý thầy bà con gọi thầy là nhà ngôn ngữ của người Brũ Vân Kiều.


Thầy Long giới thiệu tài liệu tiếng Brũ Vân Kiều được tỉnh Quảng Trị xuất bản năm 2007

Tuổi đã gần 70 mà thầy giáo Hồ Xuân Long rất khoẻ mạnh, thông minh và hài hước.Ước nguyện cháy lòng của thầy làm sao gìn giữ và phát huy được tiếng nói phổ thông và chữ viết của đồng bào Brũ Vân Kiều ở Quảng Trị. Gần 6 vạn người Brũ Vân Kiều sống giữa đại ngàn Trường Sơn ngày đêm gìn giữ từng tấc đất Tổ quốc song chẳng mấy phần trăm bà con viết và hiểu rõ tiếng mẹ đẻ của mình. 

Thầy Long mở đầu câu chuyện về chữ viết của người Brũ Vân Kiều bằng truyền thuyết của người Brũ Vân Kiều. Ngày xưa tổ tiên của các tộc người trên vùng đất Việt Nam đều được thần tạo ra từ trong một quả bầu trên đỉnh núi cao. Khi quả bầu bắt đầu nứt ra, các tộc người trong đó chui ra khỏi bầu cùng nhau tạo dựng cuộc sống, mở mang bờ cõi. Những người về xuôi ở đồng bằng là người Kinh như bây giờ, những người ở lại núi cao Trường Sơn là người Brũ Vân Kiều... Người Brũ Vân Kiều đã có chữ viết khá lâu rồi.

Sau gần bốn mươi năm dạy học khắp các tỉnh từ miền Bắc rồi về Quảng Trị, trước khi nghỉ hưu thầy Long giữ chức Phó hiệu trưởng trường PTTH Dân tộc nội trú huyện miền núi Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Cũng như những lúc trước, các em là người dân tộc Brũ Vân Kiều đến trường cũng để học chữ và tiếng Việt. Những ngày đó sau giờ dạy học trên lớp, thầy tìm tòi, mày mò nghiên cứu tiếng và chữ viết của bà con. Nghe ở đâu có công trình nghiên cứu chữ Brũ Vân Kiều thầy liền tìm cách tiếp cận để được góp một phần nhỏ trí tuệ của mình vào trong đó.

Quyết tâm dạy chữ Brũ Vân Kiều cho dân tộc mình của thầy Long thành hiện thực cách đây mười năm, khi thầy chính thức nghỉ hưu. Khi đó thầy có nhiều thời gian hơn để tập trung nghiên cứu chữ Brũ Vân Kiều. Cũng thời điểm ấy Trung ương có quyết định chọn tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương biên soạn tài liệu đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi. Tỉnh Quảng Trị đã thành lập Ban soạn thảo bộ tài liệu tiếng Brũ Vân Kiều. Thầy Long là một trong những người cùng tham gia biên soạn tài liệu từ những ngày đầu cho đến khi hoàn thành.


Một lớp cán bộ tỉnh Quảng Trị được thầy Long dạy tiếng Brũ Vân Kiều

Được sự giúp đỡ của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, sau 10 tháng làm việc nghiêm túc, Ban biên soạn đã hoàn thành được bộ tài liệu, trong đó công sức đóng góp của thầy Long không nhỏ chút nào. Tài liệu được biên soạn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục- Đào tạo, gồm 10 chủ đề có nội dung gần gũi, thiết thực liên quan đến truyền thống văn hoá, giáo dục của dân tộc Brũ Vân Kiều cũng như đất nước. Thật ra trước đó cũng đã có nhiều công trình biên soạn và nghiên cứu chữ viết của người Brũ Vân Kiều, nhưng theo thầy Hồ Xuân Long thì “Tài liệu Tiếng Brũ Vân Kiều” được tỉnh Quảng Trị biên soạn năm 2007 là hoàn chỉnh và khoa học nhất.

Có được cẩm nang trong tay, thêm niềm đam mê, trăn trở bấy lâu nay, thầy Long nhanh chóng trở thành người truyền bá chữ Brũ Vân Kiều ra bên ngoài, về với cán bộ người Kinh.

Tại tỉnh Quảng Trị, địa bàn miền núi chiếm một nửa diện tích toàn tỉnh nên cán bộ, công chức công tác tại vùng cao rất đông mà tiếng của bà con thì không mấy người hiểu và nói được. Vậy là thầy Long thường xuyên được mời đi dạy chữ cho cán bộ.  

“Nếu không có chiến lược bảo tồn và phát huy chữ Brũ Vân Kiều thì nhất định mai này chữ viết của bà con sẽ mai một dần. Truyền thống văn hoá nằm trong ngôn ngữ. Khi ngôn ngữ, chữ viết được bảo lưu thì tuyền thống văn hoá được kế thừa gìn giữ và phát triển. Thực tế của người Brũ Vân Kiều ở Quảng Trị là truyền thống văn hoá vật thể, phi vật thể đang bị mai một tự nhiên, như ngôi nhà dài trong các bản làng nay không còn nữa, bà con thì mù chữ, không viết được chữ của dân tộc mình. Còn khi nói thì họ chỉ nói theo phương ngữ, chứ không nói được ngôn ngữ phổ thông của dân tộc mình.” - Thầy giáo Hồ Xuân Long

Không quản ngày đêm, với chiếc xe Honda của mình thầy đi từ huyện này đến huyện khác dạy chữ với mong muốn có thêm nhiều người hiểu và viết được chữ Brũ Vân Kiều. Sau nhiều năm tham gia dạy học, hàng ngàn cán bộ của tỉnh Quảng Trị đã đọc thông viết thạo tiếng Brũ Vân Kiều.

Khi thấy người Kinh nói, viết được tiếng và chữ của dân tộc mình, thầy Long mừng ra mặt. Thầy hiểu hơn ai hết ngôn ngữ không biên giới, gắn kết và thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc với nhau. Nhờ ngôn ngữ và chữ viết mà các dân tộc anh em hiểu hơn về dân tộc Brũ Vân Kiều.

Với các em học sinh người Brũ Vân Kiều thì được thầy Long dành thời gian dạy chữ cho những khi thích hợp nhất. Thông thường suốt năm học từ tháng 9 đến hết tháng 5 của năm sau các em học sinh Bũ Vân Kiều tham gia học ở các trường phổ thông, nên không học được chữ Brũ Vân Kiều. Đợi khi các em về hè thầy lại tập trung các em lại dạy chữ dân tộc mình cho các em. Thầy dạy không công, không thu của các em một đồng nào. Thầy luôn mong muốn ngày càng có thêm nhiều học sinh Brũ Vân Kiều viết được chữ viết của dân tộc mình.

Thầy Long kiến nghị: “Tôi mong rằng Đảng và Nhà nước sớm có chiến lược đưa chữ Brũ Vân Kiều vào các trường học miền núi cho học sinh con em đồng bào dân tộc được học cái chữ của dân tộc mình để không ngừng bảo lưu, phát huy truyền thống văn hoá của người Brũ Vân Kiều- những người mang họ Hồ của Bác Hồ.”

Theo ông Lê Khước-Trưởng Ban Dân tộc Miền núi tỉnh Quảng Trị kiêm Trưởng Ban biên soạn tài liệu tiếng Brũ Vân Kiều thì tiếng Brũ Vân Kiều thuộc tiểu nhóm Katu, nhóm các ngôn ngữ Môn khơ me, thuộc hệ ngữ Á. Tiếng Brũ Vân Kiều có nguồn gốc chung với tiếng Việt, là ngôn ngữ Nam Á, hai ngôn ngữ này cũng có nhiều nét tương đồng. Đặc điểm tiếng Brũ Vân Kiều là hệ thống âm phức tạp và phong phú. Còn chữ viết thì tiếng Brũ Vân Kiều lấy bộ chữ cái La-tinh làm cơ sở chữ viết.

Nhưng người Brũ Vân Kiều chỉ nói giỏi tiếng địa phương còn chữ viết thì đa số không thông thạo. Vì thế thầy Long luôn trăn trở làm thế nào để dạy được chữ viết cho con em của mình. Song có một điều mấy chục năm sống với nghề Sư phạm thầy cùng đồng nghiệp của mình chỉ được học và dạy tiếng Việt. Còn tiếng và chữ viết của bà con Brũ Vân Kiều thì chưa được đưa vào học trong chương trình chính thống.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm