| Hotline: 0983.970.780

Đường đi, công viên chỉ có... gió và cỏ

Thứ Ba 27/11/2012 , 11:46 (GMT+7)

Đã 5 năm kể từ ngày được cấp có thẩm quyền ký quyết định trúng thầu, những công trình công cộng như điện, đường, vỉa hè, khuôn viên cây xanh… tại mặt bằng quy hoạch tái định cư số 121 phường Đông Vệ - TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) vẫn còn ngổn ngang, dang dở…

Đã 5 năm kể từ ngày được cấp có thẩm quyền ký quyết định trúng thầu, những công trình công cộng như điện, đường, vỉa hè, khuôn viên cây xanh… tại mặt bằng quy hoạch tái định cư số 121 phường Đông Vệ - TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) vẫn còn ngổn ngang, dang dở…

>> Khu dân cư không... hộ khẩu

“Ốc đảo” giữa lòng thành phố

Dân cư trong khu tái định cư này gọi nơi họ đang sinh sống là “ốc đảo”. Bởi vào đây chỉ có một con đường duy nhất là “đi nhờ” qua đường dân sinh thuộc phường Ngọc Trạo. Những khu vực thể hiện trên bản đồ quy hoạch chi tiết là đường đi, thực tế sau 5 năm chỉ là bãi hoang, đất đá chất đống, cỏ mọc um tùm.

Hệ thống đường đi lối lại trong khu dân cư, cống rãnh thoát nước cũng chẳng khá hơn. Vỉa hè chỗ cao chỗ thấp, đã có không ít trẻ em, do mải vui chơi mà vấp ngã. Nguy hiểm nhất là có rất nhiều miệng cống trên khắp các vỉa hè, không nắp đậy, cứ “toang hoác” chờ “nuốt chửng” bất kỳ vật gì rơi xuống. Vì vậy, người lớn phải đậy tạm bằng những tấm gỗ, hoặc phủ cành cây lên trên, tránh tai nạn thương tâm cho các cháu nhỏ.


Khuôn viên cây xanh chỉ có... gió với cỏ

Gia đình anh Đỗ Văn Sáng – số 122 – LK3 cho biết: “Gia đình tôi và những hộ liền kề khổ nhất là vào mùa mưa lũ. Bởi hệ thống cống rãnh thoát nước, đường sá chưa hoàn thiện, mưa to nước không tiêu đi đâu được, chảy ngập đường đi, chảy cả vào trong nhà. Rồi mùi hôi thối, ruồi muỗi gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi, đặc biệt là các cháu nhỏ…Chúng tôi vẫn phải đóng góp để thuê người đi đổ rác, bởi chẳng thấy công ty vệ sinh môi trường vào thu gom rác thải…”.

Hỏi anh Sáng về bãi đất trống, một góc tập kết cống nước, đất đá, cát sỏi, còn lại là cỏ dại mọc tràn lan ngay trước nhà, anh Sáng cho biết: “Trong bản vẽ quy hoạch chi tiết, đây là khuôn viên cây xanh. Nhưng khuôn viên cây xanh đâu chẳng thấy, chỉ thấy quanh năm tứ mùa… gió với cỏ dại; là nơi “lý tưởng” cho chuột bọ, rắn rết và vô số côn trùng trú ngụ…”.

Công ty “đem con bỏ chợ”

Đó là lời nói của hàng trăm người dân tại mặt bằng 121 này.

Tại HĐ Mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Cty TNHH Một thành viên Sông Mã với các hộ dân, Điều 6 (Hợp đồng - HĐ) ghi rõ Quyền và nghĩa vụ của bên A (Cty): Xây dựng công trình nhà ở và công trình hạ tầng đảm bảo chất lượng theo thiết kế kỹ thuật được phê duyệt…; Cấp Giấy CNQSDĐ cho bên B (người mua nhà - PV) khi bên B thanh toán đủ số tiền theo quy định cho bên A…; Bàn giao cho bên B căn nhà gắn với quyền sử dụng đất theo thỏa thuận tại Điều 1 của HĐ…

Tuy nhiên, thời gian cứ trôi, và Cty vẫn cứ bỏ mặc người dân với những khó khăn, hoài nghi không lời đáp. Bức xúc, họ đã hỏi về việc Cty “nuốt điều khoản HĐ”. Nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Do Cty chưa được cấp Giấy CNQSDĐ tổng thể nên chưa xin cấp đơn lẻ cho các hộ được…”.

“Phớt lờ” chỉ đạo

Chúng tôi đã có buổi làm việc với Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) tỉnh Thanh Hóa về việc Cty TNHH Một thành viên Sông Mã chưa được cấp Giấy CNQSDĐ tổng thể, vì vậy chậm trễ trong việc xin cấp Giấy CNQSDĐ cho các hộ dân tại mặt bằng khu tái định cư 121 phường Đông Vệ - TP Thanh Hóa, được ông Nguyễn Khánh Toàn – Chánh văn phòng Sở cung cấp 2 công văn: Số 901/STNMT-CSĐĐ ngày 11/5/2010 của Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, gửi UBND tỉnh Thanh Hóa; và Công văn số 2726/UBND-NN của UBND tỉnh trả lời Công văn số 901 của Sở TN&MT.

Theo đó, Công văn 901 đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy CNQSDĐ cho từng phần diện tích mà Cty Sông Mã đã hoàn thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giải phóng xong mặt bằng (bao gồm khu vực LK4, LK5, LK8 và một phần của LK1, LK3, LK7). Như vậy, tại thời điểm đề nghị, có 2 khu vực gồm LK2, LK6 chưa giải phóng xong mặt bằng.

Tuy nhiên, đề nghị của Sở TN&MT đã không được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận. Đồng thời tỉnh này yêu cầu “Cty Sông Mã khẩn trương hoàn thành giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư Đông Vệ 5, TP Thanh Hóa theo quy định của pháp luật…”.

Đến nay, sau 5 năm kể từ ngày được phê duyệt trúng đấu giá, sau hơn 2 năm tỉnh có chỉ đạo phải “khẩn trương giải phóng mặt bằng…”, khu tái định cư 121 phường Đông Vệ - TP Thanh Hóa vẫn còn nhiều khu nhà xây dựng “lửng lơ”, với những cọc sắt chọc trời “dầm mưa dãi nắng”, nhiều căn đã bán và khách hàng cũng đang mỏi mòn chờ hoàn thiện; nhiều hạng mục công trình công cộng dang dở…

Nghiêm trọng hơn, người dân đã phải bỏ một khoản tiền lớn dành dụm cả cuộc đời, hy vọng có được tài sản mà mình là người làm chủ. Trái với mong muốn chính đáng đó, họ - hàng trăm con người lại đang chuốc phiền muộn lẫn lo âu, phải loay hoay với những câu chuyện “dở khóc dở cười”. Quyền và lợi ích hợp pháp của họ được pháp luật bảo hộ đang bị xâm phạm do sự chậm trễ, thiếu trách nhiệm của Cty TNHH Một thành viên Sông Mã gây ra…

Đề nghị UBND, các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, yêu cầu Cty TNHH Một thành viên Sông Mã đẩy nhanh tiến độ theo đúng cam kết, quy định, sớm đảm bảo quyền và lợi ích của người dân tại mặt bằng khu tái định cư 121 nêu trên.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm