| Hotline: 0983.970.780

NPK-S Lâm Thao cho quê lúa Thái Bình

Chủ Nhật 02/08/2015 , 18:13 (GMT+7)

Trên nền phân bón NPK chuyên dụng của Lâm Thao, cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn so với ruộng đối chứng.

Trong những năm qua, thực hiện liên kết "4 nhà" (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) và đặc biệt là thực hiện Kết luận 61 và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân toàn quốc lần thứ VI..., Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, Cty, trạm, trại nhằm tập trung làm tốt dịch vụ hỗ trợ nông dân SX.

Để đánh giá tác động của phân bón NPK-S Lâm Thao đối với lúa trên vùng sinh thái khác nhau tại Thái Bình, đồng thời chủ động nguồn phân bón có chất lượng cung ứng cho nông dân trong tỉnh, năm 2014 và năm 2015 Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Cty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao tiến hành xây dựng mô hình trình diễn phân bón chuyên dụng.

Mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phân bón NPK-S*M1 5:10:3-8 bón lót và NPK-S*M1 12:5:10-14 cho bón thúc trên lúa tại 12 điểm thuộc 6 huyện, gồm xã Đông Cường, Đông Động (huyện Đông Hưng); xã Vũ Hòa, Bình Minh, Nam Cao, Quang Hưng (huyện Kiến Xương); xã Đông Hoàng, Đông Trung (huyện Tiền Hải); xã Song An, Nguyên Xá (huyện Vũ Thư), xã Thống Nhất (huyện Hưng Hà), xã Thụy Hồng (huyện Thái Thụy).

Qua thực hiện các mô hình trình diễn đã đạt được kết quả cao, thể hiện:

- Ở giai đoạn mạ: Các giống trong mô hình và ngoài mô hình đều giống nhau, mạ khỏe, sức sinh trưởng tốt.

- Giai đoạn lúa cấy: Các giống lúa ở mô hình đẻ nhánh sớm, tập trung, lá xanh đẹp, lúa trỗ nhanh, gọn. Các giống đối chứng đẻ nhánh không tập trung, lá xanh đậm hơn, thời gian lúa trỗ dài hơn, nhiều bông hơn nhưng tỷ lệ bông có số hạt dưới 100 hạt nhiều hơn, tỷ lệ lép cao hơn, số hạt chắc ít hơn.

- Sâu bệnh: Cả 3 mô hình mức độ sâu bệnh đều nhiễm nhẹ hơn so với đối chứng, đặc biệt là rầy nâu.

Đặc biệt vụ xuân 2015, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện 8 mô hình phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín và cấy giống TBR 225 của Cty CP Giống cây trồng Thái Bình tại các xã Thống Nhất, Thụy Hồng, Đông Cường.

Kết quả cho thấy, trên nền phân bón NPK chuyên dụng của Lâm Thao, cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn so với ruộng đối chứng.

Số dảnh đẻ tối đa đếm được số bình quân tương đương ở cả nền dùng phân chuyên dụng và đối chứng, nhưng tỷ lệ hữu hiệu ở nền phân chuyên dùng NPK-S Lâm Thao cao hơn so với đối chứng.

Trên nền phân bón NPK-S Lâm Thao, cây lúa có sức chống chịu sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng khá hơn, đặc biệt là bệnh đạo ôn và rầy.

Kết quả mô hình sử dụng phân bón NPK-S chuyên dụng Lâm Thao đều có các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tăng so với các ruộng sử dụng phân đơn.

Mức tăng năng suất thực thu cuối cùng của mô hình bón phân NPK-S chuyên dụng so với phân đơn là 5,66 - 6,18%.

Bón phân NPK-S Lâm Thao phù hợp với đồng đất của Thái Bình, được nông dân ưa chuộng, bón phân NPK-S chuyên lót, chuyên thúc của Lâm Thao, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh sớm, tập trung; lúa trỗ nhanh, gọn, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao, năng suất cao hơn so với đại trà của nông dân.

Sản phẩm phân bón NPK-S Lâm Thao được nông dân Thái Bình tin dùng.

(Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm