| Hotline: 0983.970.780

Paraquat, vì tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp

Thứ Ba 24/06/2014 , 10:06 (GMT+7)

Dùng thuốc trừ cỏ Paraquat trong trồng lúa không làm đất, một trong những tiến bộ kỹ thuật mới hiện đang được rất nhiều nông dân áp dụng trên chính mảnh ruộng của nhà mình.

Kể từ khi tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại những phát minh to lớn về thuốc BVTV, việc sử dụng thuốc BVTV nói chung và thuốc trừ cỏ nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý dịch hại tổng hợp, bảo vệ sản xuất nông lâm nghiệp.

Hơn thế nữa nó còn giúp mang đến cho người nông dân những biện pháp canh tác đơn giản, thuận tiện để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tại hội thảo “Hiện trạng và triển vọng sử dụng thuốc trừ cỏ Paraquat ở Việt Nam” do Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 6 tại Hà Nội, chúng tôi đã được mắt thấy, tai nghe những phần trình bày, trao đổi đa chiều xung quanh những vấn đề liên quan đến loại thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất này.

Người nông dân ngàn đời nay vất vả với cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nắng mưa cũng phải ra đồng còng lưng cấy lúa. Tôi rất thấm thía với câu ca dao của ông cha ta: “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.

Vậy mà chỉ riêng ở HTX Cẩm Định, Cẩm Giàng, Hải Dương (quê anh Nguyễn Sỹ Hạ, một nông dân dự hội thảo) đã có hơn 50 gia đình không cấy lúa vụ này vì lợi nhuận sản xuất thấp do chi phí cao mà nếu muốn làm cũng chẳng có ai làm cho vì thanh niên lũ lượt bỏ quê đi làm nhà máy hết rồi.

Ấy thế mà thửa ruộng 3 sào Bắc bộ của anh Hạ thì lại tốt tươi, nặng trĩu những bông lúa vàng óng hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Bí quyết đơn giản là anh đã sử dụng thuốc trừ cỏ Paraquat để trồng lúa với biện pháp gieo thẳng không làm đất, giúp giảm chi phí làm cỏ và cày bừa ruộng.

Anh cho biết trước đây khi chưa trồng lúa kiểu này anh vẫn phải thuê hết hơn 350.000đ công làm cỏ và làm đất cho một sào, và phải mất tới hơn 10 ngày chờ đợi. Vậy mà nay mình anh làm trong 2 ngày với chi phí 60.000đ/sào tiền thuốc trừ cỏ, thế là xong các khâu vất vả này. Tổng cộng riêng khâu làm cỏ, làm đất anh đã tiết kiệm được gần 300.000 đ/sào và 7 - 8 ngày chờ đợi.

Ngay sau khi phun thuốc Paraquat để trừ cỏ và làm héo gốc rạ, anh gieo vãi luôn chẳng phải cày bừa gì cả, thế mà cây lúa cứ lên bời bời, đếm được tới 156 hạt trên một bông vì một yếu tố quan trọng là phương pháp này đã giúp cho cây lúa tránh được hiện tượng ngộ độc hữu cơ (H2S) sinh ra trong quá trình phân hủy gốc rạ trong biện pháp cũ. Thuốc cỏ Paraquat đã giúp nông dân nhàn hẳn.

Biện pháp trồng lúa gieo thẳng không làm đất đã loại trừ 5 khâu vất vả trong sản xuất lúa đó là cày, bừa, gieo mạ, cấy và nhổ cỏ, đem lại lợi ích gói gọn trong mấy chữ thật đơn giản, dễ hiểu và đầy thực tế là “giúp nông dân nhàn hơn, thu nhập cao hơn và không bỏ ruộng”.

Như thế cũng có nghĩa là những người một nắng, hai sương trên cánh đồng lúa bao đời nay gắn liền với con trâu cái cày và người nông dân còng lưng nhổ cỏ, gieo mạ, đi cấy sẽ dần dần trở thành những hình ảnh xa vời trong quá khứ.

Đơn giản là vì dùng thuốc trừ cỏ Paraquat trong trồng lúa không làm đất, một trong những tiến bộ kỹ thuật mới hiện đang được rất nhiều nông dân áp dụng trên chính mảnh ruộng của nhà mình.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm