| Hotline: 0983.970.780

Phân bón cho thanh long

Thứ Sáu 13/09/2013 , 10:09 (GMT+7)

Thanh long là cây cho năng suất cao nên đảm bảo cây con khỏe từ đầu là việc làm hết sức quan trọng. Ngoài các chế độ tưới nước thì phân bón đóng vai trò quyết định.

Lịch sử chưa năm nào thanh long chính vụ lại được giá như năm nay. Các năm trước thì người trồng thường chỉ thu lợi nhuận ở vụ nghịch (chạy đèn), còn vụ chính từ tháng 3 - 9 thường chỉ phá huề.

Ngược lại với giá 5.000 - 6.000 đ/kg cho thanh long chính vụ như trước đây, giá năm nay luôn ở mức cao, thấp nhất 8.000 đ/kg, nhưng thông thường lên tới 17-18.000 đ/kg. Giá thanh long cao đang được người dân tăng cường phân bón.

PHẢI COI TRỌNG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Thanh long là cây cho năng suất cao nên đảm bảo cây con khỏe từ đầu là việc làm hết sức quan trọng. Ngoài các chế độ tưới nước thì phân bón đóng vai trò quyết định.

Nhờ thời tiết không quá khô, cũng không quá ẩm rất thích hợp cho cây thanh long nên tỉnh Bình Thuận là địa phương có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất nước, tuy nhiên các chân đất ở đây cũng thuộc loại nghèo dinh dưỡng, nên việc bón phân hữu cơ vừa để đảm bảo dinh dưỡng cho cây, vừa cải tạo đất là việc làm rất quan trọng.

Cũng vì đất nghèo dinh dưỡng nên việc bổ sung thêm phân khoáng ngay từ khi cây bén rễ là rất cần thiết. Với những vườn không chăm sóc tốt thì thân cây thanh long thường bị thắt eo nhiều đoạn “bánh mì”, cây càng thiếu phân thì eo càng nhỏ làm cho việc vận chuyển dinh dưỡng, nước qua đây sẽ khó khăn nên năng suất vườn này về sau sẽ không thể cao được mặc dù vẫn được chăm sóc tốt.

Thời gian kiến thiết cơ bản của thanh long kéo dài 2 năm. Lượng phân hữu cơ nên sử dụng khoảng 10 kg/trụ/năm chia làm 2 lần bón. Có thể sử dụng phân bón chế biến công nghiệp hay phân hữu cơ truyền thống là phân bò ủ hoai và rơm rạ (vừa có tác dụng tủ gốc rất tốt cho mùa khô).

Phân khoáng sử dụng trong 2 năm kiến thiết cơ bản này có hàm lượng đạm và lân cao hơn kali. Nên sử dụng NPK 20-20-15 của Bình Điền bởi hàm lượng trong phân lúc này đã được cân đối. Lượng bón có thể sử dụng đến 70-80 gr/trụ, mỗi tháng mỗi bón.

Năm thứ 2, khi cây đã vượt qua đỉnh trụ xòe tán thì nên bón với lượng cao gấp 2 lần năm thứ nhất.

THỜI KỲ KINH DOANH

Năm thứ 3 vườn thanh long sẽ cho quả bói, sản lượng sẽ tăng dần và đi vào ổn định ở năm thứ 6,7. Lượng phân vô cơ bón cho thanh long phụ thuộc vào ước muốn năng suất của chủ vườn, nếu vườn trong khoảng năm thứ 3- 5, nhà vườn muốn thu khoảng 15 trái/trụ/lứa, mỗi năm 3 lứa và năng suất trong tầm khoảng 15 tấn/ha, thì ngoài phân hữu cơ khoảng 50 kg/trụ chia làm 2 lần bón đầu và cuối mùa mưa và rơm tủ gốc cần bón phân hóa học với lượng 500 gr N + 500 gr P2O5 và 500 gr K20/trụ/năm (quy ra phân đơn là 1,2 kg urê + 3,5 kg lân supe + 0,8 kg KCl). Chia ra bón 8 lần/năm (1,5 tháng bón 1 lần)

Từ năm thứ 6 về sau: Giai đoạn này có thể khai thác 4-5 lứa quả/năm trong đó 2 -3 lần vụ thuận và 2 lần vụ nghịch. Ngoài lượng phân hữu cơ, cần tăng phân hóa học lên 750 gr N + 500 gr P2O5 + 750 gr K2O/trụ/năm (quy ra 1,8 kg u rê + 3,5 kg lân supe + 1,2 kg KCl) chia làm 8 lần bón/năm.

Kinh nghiệm nhà vườn cho thấy, không nên sử dụng công thức trên liên tục mà cần thay đổi tùy thời điểm, khi vườn vừa thu hoạch, cắt tỉa cành xong thì nên dưỡng cây bằng bón ngay NPK 20-20-15. Lượng bón khoảng 1 = 1,2 kg/trụ.

Do phần lớn được xuất đi Trung Quốc nên cần trái to (nếu được 1kg/quả thì càng tốt, thông thường cũng phải đạt 550- 600 gr/quả), vỏ dày, bóng, tai phải xanh, cứng … Muốn có mã hàng như thế thi không thể không sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng. Sau thu hoạch và cắt tỉa cành tạo tán, cần phun thêm phân bón lá NPK 30-30-10, phun 3 lần 7 ngày/lần

Chuẩn bị ra nụ phun NPK 10-52-10 phun 2 lần, 7 ngày/lần.

Khi nụ ra 8-10 ngày, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá 20-20-20, 15 gr/bình 8 lít.

Sau hoa thụ phấn 3 ngày, dùng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá NPK 30-10-10 15 gr/bình 8 lít.

Giai đoạn nuôi trái sử dụng phân bón lá NPK 20-20-20, phun 7 ngày/lần 15 gr/bình 8 lít.

Trước thu hoạch 15 ngày, phu phân bón lá NPKCa 12-0-40-3Ca phun 2 lần, 7 ngày/lần liều lượng 15 gr/bình 8 lít.

NPK ĐẦU TRÂU 20-20-15 ĐANG ĐƯỢC THAY THẾ DẦN BỞI NPK ĐẦU TRÂU 215.

Trong các công thức phân bón NPK tồn tại bền bỉ nhất như 20-20-15, 16-16-8, 16-16-16, 16-8-16 thì NPK 20-20-15 có thời gian xuất hiện sớm nhất do các kỹ sư và công nhân viên Bình Điền chế tạo ra với sự gợi ý của một lão nông ở Tây Ninh.

Ngoài ra nhiều nhà vườn thanh long đã dùng nhiều hai sản phẩm Đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ và phân Lân Đầu Trâu 46P+ của Bình Điền. Hai sản phẩm này đã giúp nông dân tiết kiệm được 25-30% đạm và lân nhờ sử dụng chế phẩm Agrotain và Avail nhập khẩu độc quyền từ Mỹ.

Từ thành công đó, Bình Điền đã cải tiến và đưa 2 chế phẩm trên vào SX dòng sản phẩm cao cấp NPK có tên gọi là A-A (có cả Agrotain lẫn Avail). NPK 20-20-15, NPK 20-20-15+TE khi áp dụng công nghệ A-A có tên gọi là NPK Đầu Trâu 215, NPK Đầu trâu TE 215. Trong 2 sản phẩm này ngoài 20% đạm, 20% lân và 15% kali còn có 0,05% Agrotain và 0,08% Avail nên hiệu quả càng cao so với thế hệ trước.

Với thanh long, sử dụng NPK Đầu trâu 215 và Đầu trâu 215+TE sẽ hiệu quả hơn, bởi lượng đạm bị thất thoát không đáng kể và lượng lân bị keo đất giữ chặt cũng rất nhỏ. Thực tế cho thấy việc sử dụng 2 loại phân bón mới trên tiết kiệm được 1 triệu đồng cho mỗi lần bón mà năng suất tương đương, mã trái lại đẹp hơn.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất