| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

Chủ Nhật 21/04/2024 , 19:16 (GMT+7)

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Hoa đào chuông. Ảnh: Tư liệu.

Hoa đào chuông. Ảnh: Tư liệu.

Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử trước đây hoa đào chuông mọc rất nhiều nhưng theo thời gian đã bị người dân khai thác kiểu tận diệt để đem về nhà trồng làm cảnh hay bán làm cây cảnh nên đã dần trở nên khan hiếm, làm giảm đa dạng sinh học của rừng Tây Yên Tử. Thêm vào đó, do thiếu kiến thức chăm sóc, những cây hoa đào chuông bà con đào về vườn trồng thường tỷ lệ sống không cao, ra hoa kém.

Nhận thấy việc phải khôi phục lại loài hoa quý này, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang mới đây đã phê duyệt đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây đào chuông phân bố tại khu vực Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang” do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang chủ trì, thực hiện từ tháng 4/2024 đến tháng 4/2027.

Những mục tiêu chính của đề tài gồm: Tuyển chọn và bảo tồn tại chỗ 50 cây mẹ đào chuông; xây dựng vườn sưu tập cây đào chuông diện tích 3.000m2; lập quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng cũng như chăm sóc đào chuông; tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, phát triển của đào chuông; tạo ra những mô hình trồng phân tán đào chuông với tổng số lượng 3.500 cây...

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Vật nuôi khốn đốn vì mưa lạnh kéo dài

BÌNH ĐỊNH Thời gian gần đây, Bình Định có mưa lạnh kéo dài, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút, đây là cơ hội để dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi lo ngay ngáy.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.