| Hotline: 0983.970.780

Phân hữu cơ AMI-AMI hút hàng

Thứ Hai 06/06/2011 , 10:06 (GMT+7)

AMI-AMI giúp nông dân tiết kiệm trên dưới 300 kg phân bón (gồm DAP, phân lạnh, NPK) cho 1 ha/vụ. Tức tiết kiệm 30% chi phí phân bón...

Với giá vật tư đầu vào tăng cao như hiện nay thì giá lúa phải đạt tối thiểu 5.000 đồng/kg người nông dân mới có thể nở nụ cười nhìn thành quả “một nắng hai sương” của mình. Bài toán làm sao hạ giá thành luôn được nông dân tính toán chi li. Cứ có được giống mới thích hợp, nghe được kỹ thuật mới tăng năng suất và nhất là biết được loại phân bón nào chất lượng cao, giá thành rẻ là bà con lại truyền miệng, mách bảo cho nhau.

AMI-AMI - sự thuyết phục của chất lượng

Khi tôi đến ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp thì anh Lê Văn Tứ, đang theo dõi nhân công tưới phân cho 5 ha ruộng lúa của mình. Bên bờ kênh, một con thuyền đứng đậu với các thùng phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI nặng oằn. Một hệ thống đường ống dài được kéo chạy xuống ruộng. Hai công nhân đang đi tới đi lui dọc chiều ngang cánh đồng, tay vung vẩy đầu ống. Từ vòi nước đó đang tuôn ra một dòng đục ngầu màu vàng đất. Trông họ làm việc có vẻ nhẹ nhàng nhưng anh Lê Văn Can, chủ ghe và là đại lý cấp 2 của nhãn hàng AMI-AMI cho biết, phải khỏe và có nghề lắm mới chịu đựng nổi sức “quay” của đường ống dài nặng trĩu ấy.

Anh Tứ cho biết, hầu hết những ai sử dụng AMI-AMI đều theo quy trình giống nhau: Sau sạ lúa 10 ngày thì bơm nước vào ruộng. 2, 3 ngày sau, tùy theo giống lúa, bắt đầu tưới AMI-AMI. Khi lúa được 25 ngày thì xả nước, xịt thuốc BVTV phòng ngừa sâu hại. Đến khi lúa sắp trổ đòng thì bà con rắc thêm phân hột (DAP) và kali cho lúa cứng cây, nặng hạt.

Anh Tứ kể: “5 năm trước tôi là một trong những người đầu tiên mạnh dạn sử dụng AMI-AMI. Chẳng phải hiểu biết gì nhiều mà vì người bán cam đoan: Tưới AMI-AMI lúa sẽ xanh tốt. Không xanh, không lấy tiền. Thế là tưới. Vụ đó, lúa trúng bội mà chi phí phân bón giảm được 50%, đã vậy còn không phải tốn công tưới vì có đội tưới giàu kinh nghiệm vừa làm vừa tư vấn kỹ thuật chăm sóc lúa tiếp theo. Từ đó, chẳng riêng tôi mà cả ấp Mỹ Phú đều dùng AMI-AMI cho ruộng lúa của mình”.

Anh Nguyễn Văn Hiếu, người có 3,5 ha cạnh ruộng anh Tứ cho biết thêm: Nếu theo cách cũ, tôi phải tốn 20 triệu đồng phân bón cho một vụ, thì nay với AMI-AMI chi phí phân bón chỉ có khoảng 10 triệu đồng/vụ. Mà năng suất lúa thu hoạch vụ nào cũng cao hơn cả tấn trên mỗi hecta. Khi giá cả phân bón trên thị trường ngày càng tăng thì sử dụng AMI-AMI lợi nhuận cao hơn rất nhiều.

Anh Trương Hoài Phương, ấp Tây Hòa 2, phường Mỹ Hòa, thị xã Mỹ Hòa, An Giang chia sẻ: Tôi có 10 ha lúa. Cách đây 3 năm anh Vũ từ Long An xuống tư vấn tưới AMI vụ đầu tiên. Tôi quyết định làm thử 5 ha. Vụ đó anh Vũ dùng quá đà đến 11 khối cho 5 ha khiến lúa xanh um tưởng chừng không đánh đòng được. Vậy mà thu hoạch năm đó tui vẫn đạt 40 giạ/công như rải phân kiểu cũ. Vụ sau tui đăng ký làm đại lý cấp 2, tự bơm tưới AMI-AMI cho mình, họ hàng và những người quen. 10 ha ruộng nhà, tôi chỉ tưới 15 thùng mà thôi. Chịu thêm cữ phân hột + kali lúc lúa rước đòng.

"AMI-AMI giúp tôi tiết kiệm trên dưới 300 kg phân bón (gồm DAP, phân lạnh, NPK) cho 1 ha/vụ. Tức tiết kiệm 30% chi phí phân bón. Mà năng suất thì vượt trội hẳn so với trước từ 1-1,2 tấn/ha", anh Phương chốt lại.

Thị trường lớn mạnh

Anh Nguyễn Văn Chấn, ấp Phú Hữu, thị trấn Phú Hòa, Thoại Sơn, An Giang cho biết, sau khi thấy hiệu quả của AMI-AMI trên 4 ha ruộng nhà mình, để đảm bảo thời gian phun tưới phân bón cho mình và họ hàng, làng xóm anh đứng ra làm đại lý cấp 2. Tiếng lành đồn xa, ngay cả nông dân bên huyện Phú Tân cũng đặt hàng. Phú Tân không có kênh rạch, ghe chở AMI không tới được, anh Chấn phải thuê xe cải tiến, chở vào tưới cho bà con. 2 khối tưới cho 1 ha, chưa kể các đại lý khác, chỉ riêng anh Chấn đã cung cấp cho Phú Tân hơn 80 khối, đủ thấy AMI-AMI được bà con tín nhiệm thế nào.

Anh Phạm Phúc Định, đại diện Tổng đại lý AMI-AMI tại khu vực ĐBSCL cho biết, mặc dù AMI-AMI được đưa vào khảo nghiệm và có giấy phép sử dụng cho lúa từ năm 1997 nhưng mãi đến năm 2006, Công ty Ajinomoto mới có đủ hàng để đưa vào thâm nhập thị trường miền Tây. 2 năm đầu AMI-AMI được các đại lý mời chào như dạng thí điểm từng vùng một, sức tiêu thụ chỉ đạt 3.000 khối/năm. Sau khi khẳng định chất lượng, sức tiêu thụ năm 2009 AMI-AMI tăng gấp đôi, đạt 6.000 khối/năm và năm 2010, sản lượng tiêu thụ của anh Định tại khu vực này đạt 24.000 khối.

Không dừng ở đó, chỉ từ đầu năm đến nay, anh Định đã tiêu thụ hơn 20.000 khối AMI-AMI. Các trạm đổ hàng AMI-AMI (Trạm Tân Thạch - Long An), Trạm Ngã 6 Phú Điền (Đồng Tháp Mười) và trạm Phú Hòa (An Giang) sớm nào cũng đông nghẹt đại lý AMI-AMI xếp hàng, lấy số, chờ đến lượt nhận hàng.

Cách giúp bà con nông dân nhận diện phân bón AMI-AMI đúng nguồn gốc:

1. Về tính pháp lý:

Ghe tưới AMI-AMI có hồ sơ pháp lý, hóa đơn bán hàng của đại lý Phạm Văn Khôi.

Bồn 1 khối được chở trên ghe tưới có niêm chì và dán nhãn AMI-AMI.

2. Về tính cảm quan: Phân bónAMI-AMI có màu nâu đỏ, không phải màu đen.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm