| Hotline: 0983.970.780

Quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cà phê Tây Nguyên

Thứ Sáu 07/11/2014 , 08:11 (GMT+7)

Kết quả điều tra SX cà phê hiện nay ở vùng Tây Nguyên cho thấy vẫn còn không ít nông hộ trồng cà phê bón phân chưa hợp lý. 

Điều này thể hiện ở việc sử dụng phân khoáng với liều lượng cao mà chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng hữu cơ và cung cấp thêm các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng cho vườn cà phê.

10-21-53_16-8-16-13s_te10-21-53_20-20-15_te

Để quản lý tốt dinh dưỡng cho vườn cà phê trong giai đoạn hiện nay cần chú ý đến các điểm sau:

- Bón kết hợp hóa học với hữu cơ.

- Bón cân đối NPK và cung cấp đầy đủ trung vi lượng cho vườn cà phê.

- Kết hợp sử dụng phân bón lá, nhất là thời kỳ nuôi quả.

1. Bón kết hợp hóa học và hữu cơ: Phân hữu cơ có tác dụng vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, vừa cải tạo được đặc tính lý hóa tính, sinh học của đất, đồng thời còn có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng của phân hóa học. Trong các loại phân hữu cơ thì phân chuồng là loại phân lý tưởng nhất cho cà phê và đặc biệt rất cần thiết khi trồng mới. Do phân chuồng có hạn nên cần phối hợp sử dụng tốt các nguồn phân hữu cơ khác.

2. Bón cân đối NPK và cung cấp đầy đủ trung, vi lượng

Cây cà phê được chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Ở từng thời kỳ nhu cầu dinh dưỡng của cây khác nhau.

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Tính từ lúc trồng mới đến năm thứ 3 sau trồng. Dùng các loại NPK có thành phần đạm và lân cao như loại NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 để bón trong mùa mưa, trong mùa khô bón loại phân tan nhanh như NPK 20-5-6+TE.

- Thời kỳ kinh doanh: Khi cây cho quả nhiều thì cần đạm và kali nhiều hơn lân, dùng các loại NPK có thành phần N và K cao, lân thấp như NPK 16-8-16 hoặc 25-10-20 để bón trong mùa mưa, mùa khô cũng dùng loại phân tan nhanh NPK 20-5-6 để bón.

Tóm lại việc bón phối hợp phân hữu cơ và vô cơ, bón cân đối đa lượng, trung và vi lượng và chỉ cần bón đủ liều như khuyến cáo là điều cần thiết để có được vườn cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và ổn định, duy trì được độ phì đất lâu dài cho một nền SX bền vững.

Ngoài các yếu tố đa lượng như đạm, lân, kali, cây cà phê còn cần các chất trung lượng như lưu huỳnh, can xi, ma nhê, silic và các chất vi lượng như bo, kẽm, đồng... Các triệu chứng thiếu trung vi lượng xuất hiện khá phổ biến ở lá trên nhiều vườn chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên như lá non bị mất màu xanh và biến dạng, các đốt đầu ngọn cành, ngọn thân cà phê ngắn lại, lá già bị mất màu xanh hay bị cháy...

Đối với các vườn cà phê được thâm canh cho năng suất cao trên 4 tấn nhân/ha trong nhiều năm cần đặc biệt chú ý cung cấp các yếu tố trung, vi lượng cho vườn cây. Do đạt năng suất cao nên sản phẩm cà phê cũng lấy đi rất nhiều các chất đa, trung và vi lượng. Trong đó, có nhiều loại phân hóa học không có, hoặc có rất ít các chất trung vi lượng, do vậy lâu ngày sẽ sinh ra hiện tượng thiếu trung và vi lượng trên vườn cà phê.

Để đáp ứng với yêu cầu bón cân đối giữa đa lượng, trung và vi lượng, Cty CP Phân bón Bình Điền đã phối trộn vào phân NPK một thành phần trung và vi lượng có ích cho cây trồng như các loại phân 20-20-15+TE, 16-8-16-13S+TE , NPK 16-16-8+6S+TE, NPK 16-16-13+TE, đặc biệt gần đây Cty đã SX loại Đầu Trâu tăng trưởng (NPK 19-16-6+TE) và Đầu Trâu chắc hạt (16-6-19+TE) bón cho cà phê rất tiện lợi và rất hiệu quả.

Trong mùa mưa chỉ cần bón 2 chủng loại phân này là đủ: Đầu mùa mưa bón 70-75 kg Đầu Trâu tăng trưởng cho 1.000 m2, giữa và cuối mùa mưa bón Đầu Trâu chắc hạt, mỗi đợt bón 70 kg/1.000 m2 là đủ.

3. Tăng cường sử dụng phân bón lá thời kỳ nuôi quả

Trong nền nông nghiiệp hiện nay phân bón phun qua lá đã được sử dụng để thay thế một phần việc bón phân qua đất. Bón phân qua lá có hiệu quả cao, đặc biệt là thời kỳ cây cho quả. Khi bón phân qua lá ta có thể giảm bớt lượng phân bón hóa học vào đất và nhờ vậy có thể làm giảm bớt tác dụng bất lợi của phân bón hóa học và dẫn đến mơi trường đất như làm đất chua nhanh, mất kết cấu...

Phun phân bón lá có tác dụng nhanh do cây sử dụng được dinh dưỡng hiệu quả hơn bón vào đất. Phân bón lá thường được phun cho vườn cà phê từ 2 - 3 lần trong mùa mưa. Từ đầu mùa mưa cần phun phân bón lá như Đầu Trâu 007, thời kỳ nuôi quả phun loại Đầu Trâu 009. Phun phân bón lá có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng quả và tăng năng suất cà phê rất rõ.

Xem thêm
Quan điểm trái chiều về kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi

Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị chưa đưa lĩnh vực, cơ sở chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính trong giai đoạn hiện nay.

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất