| Hotline: 0983.970.780

Quốc hội thông qua Nghị quyết phát triển KT-XH 2014

Thứ Ba 12/11/2013 , 09:35 (GMT+7)

Sáng 11/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2014 với đa số phiếu thuận. Điểm khác biệt của Nghị quyết lần này là trong mục tiêu tổng quát, QH nhấn mạnh công tác phòng chống tham nhũng, chống lãng phí…

* Đưa chống tham nhũng, lãng phí vào Nghị quyết

Sáng 11/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2014 với đa số phiếu thuận. Điểm khác biệt của Nghị quyết lần này là trong mục tiêu tổng quát, QH nhấn mạnh công tác phòng chống tham nhũng, chống lãng phí…

Hạn chế tăng trưởng để tiếp tục ổn định

Xác định ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu hàng đầu, Nghị quyết QH chưa đặt vấn đề phục hồi tăng trưởng trong năm 2014 vì kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khó khăn và chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới.

Tại báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị chỉ tiêu CPI năm sau không quá 7% và không vượt quá mức tăng GDP. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, kiểm soát lạm phát năm 2014 cũng sẽ đối mặt với nhiều áp lực hơn khi điều chỉnh chính sách vĩ mô,  nhất là khi tăng đầu tư công, tăng dư nợ tín dụng, giá điện, than và dịch vụ công.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội giữ chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 7% như dự thảo Nghị quyết để bảo đảm Chính phủ linh hoạt trong điều hành. Quốc hội cũng quyết định các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm 2014: GDP tăng khoảng 5,8%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP, CPI khoảng 7%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%...


Ảnh minh họa

Với một số ý kiến đề nghị tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 32% GDP, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, để thực hiện mục tiêu tổng quát năm 2014 cân bằng, hài hòa giữa nhiệm vụ tăng tính ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý thì mức tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chỉ nên ở mức 30% GDP như dự thảo Nghị quyết nhằm bảo đảm không gây tác động bất lợi đến nền kinh tế. 

Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm sau, Quốc hội yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ, điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng. Chính phủ cũng được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia bảo đảm trong giới hạn an toàn.

Năm 2014 cơ bản thực hiện giá thị trường về giá điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục. Nghị quyết cũng yêu cầu rà soát, đánh giá, bổ sung chính sách hỗ trợ phù hợp với thị trường bất động sản, tiếp tục thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí

Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu, nghị quyết cũng nêu rõ yêu cầu thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết; tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Kiên quyết phòng chống tham nhũng, giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội, khiếu nại tố cáo của công dân, nhất là những vụ việc liên quan đến đất đai.

Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ phải báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát việc sở hữu và sở hữu chéo có tác động méo mó thị trường trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng tại kỳ họp thứ VII.

Hai năm còn lại của nhiệm kỳ, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung chỉ đạo, điều hành tăng tính ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung xử lý những hạn chế, yếu kém, nhất là ổn định và lành mạnh hóa thị trường tài chính, nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp, xử lý cơ bản nợ xấu doanh nghiệp, nợ xấu ngân hàng, nợ đọng xây dựng cơ bản và xử lý các công trình xây dựng dở dang.

Nghị quyết QH cũng yêu cầu tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược và đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm đến năm 2015 tạo được chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản, có hiệu quả rõ rệt.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm