| Hotline: 0983.970.780

Rắc rối bản quyền nhạc số

Thứ Năm 05/12/2013 , 09:30 (GMT+7)

Với sự phát triển nhanh chóng của Internet, thị trường nhạc số được đánh giá sẽ mang lại một nguồn thu khổng lồ cho bản quyền âm nhạc.

Với sự phát triển nhanh chóng của Internet, thị trường nhạc số được đánh giá sẽ mang lại một nguồn thu khổng lồ cho bản quyền âm nhạc.

Đặc biệt hơn, sự ra đời của các loại điện thoại thông minh đã tạo nên một lớp công chúng nghe và tải nhạc số mọi lúc mọi nơi. Thế nhưng, đáng buồn thay, sự đi lên của công nghệ không đồng hành với sự đi lên của bản quyền. Hiệp hội bản quyền ghi âm Việt Nam - RIAV mới đây đã có văn bản than phiền về thái độ bất hợp tác của ba website âm nhạc trực tuyến hàng đầu là Nhạc Vui của Cty CP 24H, Nhạc Của Tui của Cty CP NCT và Nhạc Số của Cty FPT.

Trong văn bản với lời lẽ đầy thống thiết, RIAV kể lể rằng, từ tháng 7/2013 thì hợp đồng giữa RIAV và các đối tác trên đã kết thúc. Phía RIAV tích cực muốn tiếp tục hợp tác, nhưng quá trình đàm phán không được ba website âm nhạc kia thiện chí thúc đẩy. RIAV yêu cầu Nhạc Vui, Nhạc Của Tui và Nhạc Số gỡ bỏ khoảng 40 ngàn bài hát trong kho nhạc thuộc bản quyền của RIAV.

Ngược dòng thời gian, ai cũng ấn tượng với cột mốc: Tại hội thảo “Nhạc số Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” diễn ra ngày 15/8/2012, các đơn vị kinh doanh nhạc số đã nắm chặt tay trước giới truyền thông để thể hiện quyết tâm thực hiện bản quyền nhạc số tại nước ta từ ngày 1/11/2012.

Đáng tiếc sau màn chào sân ngoạn mục, bản quyền nhạc số chỉ tồn tại như một nỗi ngao ngán. Theo dự kiến, mỗi năm bản quyền nhạc số sẽ thu được gần 1.000 tỷ đồng, nhưng MVCorp - đơn vị được RIAV ủy quyền đứng ra thu phí, chỉ thu được ngót nghét 100 triệu sau… 5 tháng triển khai. Bẽ bàng, MVCorp xin thanh lý hợp đồng với RIAV, và vấn đề bản quyền nhạc số lại bị thả nổi không thương tiếc!

Sau mấy tháng giằng co sở hữu, Nhạc Vui, Nhạc Của Tui và Nhạc Số quay lưng với bản quyền nhạc số vì họ không tìm thấy tiếng nói chung với đơn vị mới được RIAV ủy quyền đứng ra thu phí là VNG. Tuy nhiên, số tiền thu đối với từng sản phẩm âm nhạc trực tuyến như thế nào không quan trọng bằng phương thức thanh toán.

Khi mỗi website áp dụng một cách thanh toán khác nhau, qua thẻ điện thoại, qua Internet banking, qua SMS hoặc qua website thanh toán thứ ba, thì chuyện tiền bạc trở nên rắc rối và khó kiểm soát. Đa phần người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen trả tiền cho các dịch vụ trực tuyến, nên khi phải đắn đo để nghe một bài hát có thu phí thì công chúng chuyển sang… các website miễn phí cho đỡ phiền phức và đỡ tốn kém.

Bản quyền nhạc số sẽ không bao giờ thực hiện được, nếu giới biểu diễn vẫn muốn đi tắt đến khán giả. Để bài hát mới nhanh chóng đến với người nghe, nhạc sĩ và ca sĩ đều đưa lên mạng cho thiên hạ thưởng thức “chùa”. Khi bài hát mới được nghe “chùa” mà bài hát cũ phải trả tiền thì phi lý quá, chả ai dại chứng tỏ mình là người văn minh một cách vô điều kiện!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm