| Hotline: 0983.970.780

Sẽ cấm thuốc BVTV trong nuôi trồng thủy sản?

Thứ Năm 08/12/2011 , 11:47 (GMT+7)

Dự kiến khoảng 20 loại thuốc diệt giáp xác, côn trùng trong nuôi trồng thủy sản có gốc Cypermethrin sẽ bị cấm sử dụng hoàn toàn.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hóa chất có chứa Cypermethrin lâu nay được sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật nhưng người dân vẫn có thói quen dùng những sản phẩm có gốc này vào nuôi trồng thủy sản để diệt loài giáp xác tại các ao nuôi thủy sản, đặc biệt là trong quá trình cải tạo ao nuôi tôm.

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và thủy sản (Nafiqad) từ năm 2003, hoạt chất Cypermethrin được người nuôi trồng thủy sản sử dụng triệt để nhằm “tận diệt” giáp xác tại một số tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau vì hiệu quả cao nhưng giá thành lại rẻ. Sau đó, ran rộng ra nhiều tỉnh thành ở ĐBSCL. Tuy nhiên, hoạt lực của Cypermethrin có thể tồn tại trong môi trường nước từ 40 đến 70 ngày trong khi theo khuyến cáo của các DN bán thuốc thú y thủy sản thì chỉ sau 12-20 ngày đưa vào ao nuôi là có thể thả tôm giống.

Theo các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, Cypermethrin có khả năng gây ức chế thần kinh của người và động vật, và có thể gây chết người và động vật thủy sinh nếu ở liều lượng cao. Trong thời gian thuốc diệt giáp xác vẫn còn ngưỡng độc ức chế thì những ao đó rất khó gây màu, dễ sinh tảo độc, hạn chế sinh vật phù du phát triển trở lại làm tôm chậm lớn.

 Cypermethrin gây ngừng hoạt động thủy phân enzyme để chuyển hóa một số axit cacboxylic làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng của tôm, nếu độc tố vẫn còn tồn lưu sẽ ảnh hưởng đến hệ gan tụy làm cho gan tôm bị yếu, sức đề kháng kém dễ phát sinh dịch bệnh.

Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức đề kháng cũng như tỷ lệ sống của tôm sau khi thả nuôi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây tôm chết hàng loạt trong thời gian qua, mà ở đó, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2 (RIA 2) xác định triệu chứng bệnh ban đầu do tôm bị bệnh gan tụy.

Theo bà Trần Bích Nga, Phó Cục trưởng Nafiqad, Cypermethrin có độc tính trung bình đối với người nếu thông qua hô hấp, còn qua đường tiêu hóa thì độc tính cao hơn. Hiện tai Mỹ, Canada, EU trong thành phần sử dụng thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản không có sản phẩm nào có hoạt chất Cypermethrin hay Deltamethrin.

Theo tìm hiểu của NNVN, trên thị trường hiện có khoảng 20 sản phẩm có chứa hoạt chất Cypermethrin với tên gọi khác nhau như Sherpa, Ambush C, Cymbush, Peran, Cyperan, Barricade, Ripcord, Ammo, Cypermethrine, Asymmethrin, Cymperator, Cypercopal, Hilcyperin, Neramethrin..

Bà Nga cho biết, đối với dư lượng Cypermethrin trong các sản phẩm thủy sản theo quy định của Mỹ là không cho phép có Cymermethrin trong sản phẩm thủy sản; còn Nhật Bản là tỷ lệ 10-30 ppb (phần triệu) và EU là 50ppb. Theo Nafiqad, hiện một số lô hàng thủy sản của VN đang bị cảnh báo có dư lượng hoạt chất Trifluralin và Enrofloxarin vượt mức cho phép nên Tổng cục Thủy sản cần phối hợp với Cục Thú y để kiểm tra, kiểm soát hoạt chất này trong nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.

Theo KS Đỗ Xuân Mai (Hiệp hội Thủy sản An Giang), do những sản phẩm có chứa Cypermethrin có giá thành không cao và cũng chưa có quy định cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nên đang được người dân sử dụng đại trà. Tuy nhiên, trên thị trường cũng còn nhiều sản phẩm có nguồn gốc sinh học có thể diệt giáp xác thay thế cho Cypermethrin với hiệu quả cao và không gây hại cho môi trường lẫn thủy sản nuôi.

Ông Mai cho biết, về lâu dài để ngành thủy sản trong nước phát triển bền vững thì cần phải cấm những hoạt chất dùng làm thuốc BVTV nhưng lại được đưa vào nuôi trồng thủy sản.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm