| Hotline: 0983.970.780

Siêu bão Megi đổ bộ vào Philippines, một người chết

Thứ Hai 18/10/2010 , 14:57 (GMT+7)

"Siêu bão" Megi đã đổ bộ vào khu vực cực Bắc Philippines trưa nay 18/10, gây lở đất ở các vùng núi và các đợt sóng biển khổng lồ dọc bờ biển.

"Siêu bão" Megi đã đổ bộ vào khu vực cực Bắc Philippines trưa nay 18/10, gây lở đất ở các vùng núi và các đợt sóng biển khổng lồ dọc bờ biển.

Vào lúc 11 giờ 30 phút (giờ địa phương), trạm theo dõi thời tiết của Chính phủ Philippines ghi nhận bão Megi đang di chuyển theo hướng Tây Nam, sức gió lên tới 260 km/h.

Tỉnh Isabela và tỉnh Cagayan trên đảo Luzon là những địa phương đầu tiên hứng chịu bão. Nhà chức trách địa phương thông báo một người đã thiệt mạng do bão Megi.

Nạn nhân là một ngư dân bị chết đuối trên sông ở thành phố Tuguegarao thuộc tỉnh Cagayan.

Trước đó, hàng nghìn người dân trên đảo Luzon đã phải khẩn trương sơ tán đến nơi an toàn tránh cơn bão thứ 10 và là cơn bão mạnh nhất tấn công nước này trong năm nay.

Các trường học ở dọc đường đi của bão được lệnh đóng cửa, trong khi lực lượng bảo vệ bờ biển được lệnh cấm các tàu đánh cá ra khơi.

Các nhà dự báo thời tiết cảnh báo bão Megi có thể nhổ bật cây, phá hủy nhà xây bằng vật liệu nhẹ, gây lở đất và lụt lội ở các khu vực bờ biển. Chính phủ Philippines đã gửi lương thực, thuốc men, đồng thời điều lực lượng cứu trợ và tàu cứu hộ đến miền Bắc chuẩn bị đối phó với bão.

Dự kiến bão Megi hoành hành khắp khu vực miền Bắc Luzon đến hết ngày 18/10 sau đó ra Biển Đông ngày 19/10 và đổ bộ vào Trung Quốc, trở thành cơn bão mạnh nhất tấn công nước này trong năm nay.

Cơ quan dự báo thời tiết của Trung Quốc đã báo động mức cao thứ hai đề phòng cơn bão này.

Trong một diễn biến khác, tại tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, hơn 100.000 người đã phải khẩn trương sơ tán sau một đợt mưa lớn dữ dội lại trút xuống gây lụt nghiêm trọng ở khu vực này. Hơn 200 ngôi làng ở các thành phố Hải Khẩu, Ôn Xương and Quỳnh Hải ngập chìm trong nước.

Lượng mưa trung bình tại tỉnh Hải Nam tính từ ngày 15/10 đến trưa 17/10 là 200mm, nhiều nơi lên đến 426mm. Mực nước ở nhiều con sông cũng đang ở trên mức báo động, trong khi hơn 70% trong số 1.100 hồ chứa đang trong tình trạng không an toàn.

Đầu tháng này, người dân tỉnh Hải Nam đã phải hứng chịu hậu quả một đợt lũ kinh hoàng và dự kiến sẽ còn phải đương đầu với nhiều trận mưa bão lớn, bao gồm cả "siêu bão" Megi, dự kiến đổ bộ ngày 22/10.

Tại Thái Lan, lũ lụt do mưa lớn gây ra đã ảnh hưởng đến gần 10 tỉnh ở miền Trung và miền Bắc nước này cuối tuần qua, khiến giao thông đường bộ bị đình trệ và buộc Cơ quan quản lý đường sắt tại Bangkok phải tạm ngừng nhiều chuyến tàu phục vụ hành khách, trong lúc cư dân ở những vùng thấp trũng phải sơ tán.

Tại tỉnh Nakhon Ratchasima, cách Bangkok khoảng 250km về phía Bắc, 15 huyện nằm trong vùng thiên tai, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 100.000 cư dân. Trên 3.200ha đất nông nghiệp bị úng ngập, có nơi nước dâng cao tới trên 1 mét.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm