| Hotline: 0983.970.780

Silic và vai trò trong cây trồng

Thứ Sáu 09/05/2014 , 06:41 (GMT+7)

Sử dụng phân NPK Đầu Trâu không những có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng mà cũng sẽ bảo đảm đầy đủ nhu cầu chất Silic cho cây, lại rất tiện lợi.

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh, cây được cung cấp đủ Silic (SiO2) sẽ tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng P và N, đều tăng năng suất…

Trong số nhiều chất khoáng được phát hiện thấy trong cơ thể cây (có tài liệu nói là 60 chất, cũng có tài liệu nói 74 chất…) nhưng người ta cũng chọn ra 16 chất dinh dưỡng thiết yếu, đó là C,H,0,N,P,K,S,Mg, Ca,Fe, zn, Cu,Mo, Mn, Mo,B.

Đến năm 1998, Lincohn Taiz, bổ sung thêm 3 chất thiết yếu cho cây nữa, đó là Na, Si và Ni, làm cho tổng số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây lên con số 19, không phải là 16 như trước đó.

09-03-25_109-03-25_2
Các sản phẩm phân bón chuyên dùng của Bình Điền luôn có đủ lượng silic phù hợp và cần thiết cho cây trồng

Vậy là chất Silic mới được coi là dinh dưỡng thiết yếu gần đây. Nhưng người ta cũng chưa xác định được liệu Silic tham gia vào thành phần cấu tạo và giữ nhiệm vụ gì trong cây? Cũng có người cho rằng Silic không có vai trò sinh lý gì ngoài nhiệm vụ làm cứng tế bào của cây. Vì khi trồng cây trong dung dịch, không bón Silic thì cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

Tuy vậy, khi phân tích cây ta thấy, để có được 1 tấn thóc, cây lúa hút khoảng 18 - 20 kg N thì có đến 80 kg Si02. Cũng có tài liệu khác nói là 103 kg Si02. Đặc biệt trong vỏ trấu chiếm đến 27 kg Silic/1 tấn thóc.

Như vậy là cây hút Silic còn nhiều hơn N và K. Dù chưa thống nhất về vai trò sinh lý của Silic trong cây, người ta vẫn xác nhận cây hút nhiều Silic thì có khả năng chống đổ ngã tốt, chống sự xâm nhập của sâu bệnh, như sâu đục thân, sâu cuốn lá.

Cây có nhiều Silic thì bộ lá đứng, cây quang hợp tốt, Silic làm cây giảm thiểu sự mất nước nên có khả năng chống hạn, chống nóng, chống úng tôt, tăng khả năng chống oxy hóa, giảm tác hại do hút quá nhiều Fe, Al và Mn.

Một số tác giả khác cũng ghi nhận là cây hút nhiều Silic giúp tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng P và N, làm thuốc lá dễ cháy, tăng chất lượng của thuốc. Cây nào khi được cung cấp silic cũng đều tăng năng suất.

 Theo S.Yoshida (IRRI), khi hàm lượng Silic trong lá lúa dưới 5% là cây thiếu Silic nghiêm trọng. Khi hàm lượng Silic trong lá dưới 11% bón Silic đã có hiệu quả.

Vậy cây hút Silic như thế nào? Cây hút Silic dưới dạng Si03-2, khi tính, được quy đổi ra dạng % Si02 và cây trồng nào cũng cần đến Silic.

Các loại phân nào có chứa Silic? Silic được tìm thấy ở nhiều loại sản phẩm:

Trong phân lân nung chảy chứa từ 24 - 32% Si02. Như vậy nếu muốn bón cho cây khoảng 60 kg P205/ha, thì chỉ cần bón bón 360 kg phân là đã có đủ 86 - 115 kg Si02 cho cây lúa. Số lượng này đủ thỏa mãn Silic cho cây trong 1 vụ.

Từ Sillicon (H4Si04) có chứa 10% Si02, 6% Mg0, 12% CaO, loại này là sản phẩm của Tập đoàn Fooktien (Thailand).

Sản phẩm thủy tinh lỏng: Na2Si03, gọi là Sodium silicate, hay Water glass hoặc Natri silicate. Công thức Na2Si03 mNa20.nSi02. Hàm lượng Sodium silicate (Na2Si03): 40 - 41%,Si02 chứa 25 - 27%, nước (H20 là 59 - 60%);

Sản phẩm Sodium silicate pentahydrate: Si03Na2.5H20, dạng hạt màu trắng có hàm lượng Si02 là 28,5%, Na 28,5%, H20 45,5% và Fe 100 ppm max;

Sillico photphat canci: Ca03.P205.Si02, chứa P205 63 - 64%, Ca0: 21 - 26%, Si02: 10 - 11%;

Xỉ lò cao (phế thải của ngành luyện gang thép) Ca0: 35 - 45%, Si02: 30 - 40%; Al203: 10 - 20%; Mg0: 2 - 20%;

Một số khoáng sản chứa Silic như Secpentine (2Mg2Si03.2H20 hay Mg3H4209 chứa Mg0 18 - 25%, Si02 40 - 48%); Magnessium oxide chứa Si02 37,82%, Ca0 4,26%, CaC03 7,61%, Mg0 35,46%,MgC03 74,18%, Fe203 11,18%, Fe tổng số 7,82%, Mn0 0,0165%.

Trong các loại sản phẩm nói trên, có loại nào ta sử dụng loại nấy. Ở nước ta, phân lân nung chảy hay secpentin là những sản phẩm dồi dào, nhiều nông dân đã biết sử dụng, giá phải chăng. Ở những nơi gần cơ sở luyện gang thép có thể sử dụng sản phẩm phế thải của xỉ lò cao. Ta cũng có thể sử dụng loại Siliicon, loại này đang được lưu hành ở Việt Nam.

Sử dụng các loại sản phẩm có chứa silic cho các loại cây trồng, đặc biệt là các cây hòa thảo như lúa, ngô,mía đường, cao lương sẽ rất có hiệu quả.

Hiện nay trong các loại phân NPK của Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đều được phối trộn với Silic, có tỷ lệ thích hợp. Sử dụng phân NPK Đầu Trâu không những có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng mà cũng sẽ bảo đảm đầy đủ nhu cầu chất Silic cho cây, lại rất tiện lợi.

Ngoài ra Bình Điền cũng có các sản phẩm bón lót gọi M1, M2 và M3, có chứa Silic và cả các chất trung, vi lượng khác, thích hợp cho bà con bón kèm khi sử dụng phân đơn.

Trên thị trường cũng đang lưu hành chế phẩm Si-Ca (gọi là Silic-Ca), số lượng không nhiều nhưng sử dụng cũng khá tiện lợi cho trường hợp bà con sử dụng phân đơn không chứa silic.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm