| Hotline: 0983.970.780

SX vacxin nội địa: "Chúng ta vào cuộc quá chậm"

Thứ Ba 26/08/2014 , 13:12 (GMT+7)

Việc SX vacxin, nếu chúng ta quan tâm và quyết liệt, có lẽ bây giờ đã tiến rất xa rồi, chứ không phải như bây giờ./ Việt Nam làm được tới đâu?

Báo NNVN từ ngày 31/7 – 4/8/2014 đã đăng loạt bài về những bất cập, vướng mắc trong việc nội địa hóa SX vacxin gia súc, gia cầm. Loạt bài đã gây tiếng vang lớn, nhận được sự quan tâm và phản hồi của nhiều nhà khoa học, nhà quản lí trong ngành thú y.

Muộn, còn hơn không

Việc SX vacxin, nếu chúng ta quan tâm và quyết liệt, có lẽ bây giờ đã tiến rất xa rồi, chứ không phải như bây giờ. Chậm lắm đến hồi xuất hiện cúm gia cầm (CGC) và dịch tai xanh, nhẽ ra phải vào cuộc rốt ráo, nhưng đáng tiếc là chúng ta quá chậm.

Hồi dịch CGC mới bùng phát, tôi từng rất nhiều lần có ý kiến về việc phải tập trung cho nghiên cứu SX vacxin, nhưng cuối cùng vẫn không có đề tài nghiên cứu nào về vacxin CGC cho ra đầu ra đuôi.

Về sau, từng có một đề tài về vacxin CGC giao cho Viện Thú y triển khai, nhưng tôi đánh giá không đúng người. Bởi đây là đề tài về virus, nhưng giao một người chuyên về vi khuẩn làm chủ nhiệm đề tài.

 Ngay ở Viện Thú y, lại vẫn không được giao cho Bộ môn virus làm, mà lại giao phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam thực hiện, vì thế nên triển khai hết sức chậm chạp, lằng nhằng, cuối cùng không đi tới đâu. Vừa rồi, Bộ NN-PTNT có xốc lại vấn đề nội địa hóa SX vacxin, cái này tôi rất mừng, bởi dù chậm còn hơn không.

Vậy hiện nay chúng ta có SX được vacxin không? Câu hỏi này ai trong ngành cũng sẽ nói là làm được. Nếu có quyết tâm, chỉ đạo tốt, tổ chức tốt thì tôi nghĩ không những chỉ làm được, mà còn làm tốt.

Bởi công bằng mà nói, chúng ta hiện đã có vốn liếng kha khá trong việc SX vacxin, với đội ngũ DN, đội ngũ nghiên cứu cũng như thiết bị khá hiện đại. Ngoài các đơn vị nghiên cứu nhà nước, nhiều DN tư nhân như Navetco, Marfavet, Hanvet, RTD... đều đang hoặc sẽ SX vacxin trong thời gian tới.

Vấn đề vốn tôi nghĩ không lo, còn về kỹ thuật, cứ có tiền thì thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới cũng nhập về được ngay.

Điều cần phải làm ngay bây giờ, đó là Bộ NN-PTNT cần phải có một tổng kết nghiêm túc, xem năng lực SX vacxin của ta hiện nay đang ở đâu, trình độ nào, nên làm cái nào trước, cái nào sau. Vacxin có năm, bảy loại, nào vacxin sống, vacxin chết, vacxin đa giá, vacxin đơn giá, vacxin tái tổ hợp, vacxin biến đổi di truyền ngược...

 Chúng ta phải tổng kết xem ta đang có khả năng làm tốt loại gì, đồng thời đối chiếu xem thế giới đang làm được gì. Thế giới cũng không phải đã làm được tất cả các loại vacxin khó, vacxin tái tổ hợp hay di truyền ngược họ cũng chỉ mới làm được một số loại mà thôi, còn lại đại đa số vẫn là vacxin cổ điển.

Đừng thấy thế giới họ tung tin này tin nọ để rồi chúng ta ngợp.

Có cạy miệng, tôi cũng không nói!

“Quản lí vacxin chỉ cần căn cứ vào những tiêu chuẩn quan trọng nhất như kiểm nghiệm vacxin, vô trùng, an toàn, hiệu lực, rồi thì độ dài miễn dịch... ra sao, đạt tiêu chuẩn hay không là có thể cho SX được rồi, sao cứ bắt bẻ người ta phải thuyết minh về giống, rồi thì nguồn gốc giống ở đâu?
 Anh chỉ cần căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn, dù tiêu chuẩn ấy thấp hay cao không biết, nhưng cứ đạt tiêu chuẩn thì nên công nhận đăng ký cho họ để họ SX là được rồi, chẳng cần phải thảo luận gì nữa. Nếu nhà nước chưa có tiêu chuẩn, thì nhà SX phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm anh ta SX ra.
Về cơ chế công nhận giống vacxin, Hội đồng khoa học cũng phải làm việc cho thông thoáng, thuận tiện, chứ mỗi lần trình hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ, phải đợi tới 3-4 tháng mới lại chờ hội đồng ấy kiểm tra đánh giá, rồi lại bổ sung, lại chờ..., như thế thì biết bao giờ mới có giống vacxin để SX?”. (GS.TS Đào Trọng Đạt)

Vấn đề vướng mắc lớn nhất hiện nay cần phải tháo gỡ, theo tôi đang nằm ở cơ chế quản lí giống vacxin. Từ năm 2012, Cty RTD đã có nhà máy SX được vacxin đạt chuẩn GMP, thế nhưng đến nay vẫn chưa SX được bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có việc công nhận giống vacxin.

Thực tế thì lâu nay, ai cũng biết giống vacxin, kể cả virus hay vi khuẩn, phần lớn đều đưa từ nước ngoài về. Những vacxin hiện nay chúng ta đang SX như Lasota, Newcastle hệ I, Dịch tả vịt... toàn là con giống nước ngoài cả.

Có giống từ Trung Quốc đưa sang, có giống từ Đông Âu đưa về, có rất nhiều nguồn khác nhau, đã được thế giới dùng phổ biến chứ có gì bí mật đâu. Thế nhưng bây giờ, một số DN đang xúc tiến để SX các loại vacxin mới như CGC chẳng hạn, người ta lại cứ đặt vấn đề truy nguồn gốc xuất xứ của giống anh rằng ở đâu, ai cho...?

 Lại nhỉ, cái mà thế giới người ta đã dùng phổ biến như cơm ăn, nước uống, được thừa nhận rồi thì còn đòi hỏi nguồn gốc làm gì.

Từ năm 2011, nhờ các mối quan hệ, mãi chúng tôi mới xin được chủng giống vacxin CGC di truyền ngược của CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ). Chủng giống vacxin này ban đầu vốn rất phù hợp với các nhánh virus CGC tại Việt Nam lúc đó.

Thế nhưng khi đưa về Việt Nam, chỉ vì cơ quan quản lí cứ mãi đòi phải có hồ sơ thuyết minh về giống xem giống ai cho, giống ở đâu... mà suốt từ năm 2011 đến mãi mới đây, Cty RTD mới được đăng ký. Nhưng tới lúc được đăng ký thì chủng virus ngoài thực địa đã biến chủng rồi.

Lại nữa, giống vacxin mà chúng tôi xin được là chủng mà ở nước sở hữu họ công bố và ghi rõ là chủng dự kiến để nghiên cứu vacxin. Chỉ vì thế, các ông quản lí nhà nước cứ truy mãi rằng đây là chủng nghiên cứu thôi, chứ đâu phải chủng để SX vacxin?

Xin nói, con giống đưa về quá muộn, vốn đã không phù hợp với chủng virus thực địa ở Việt Nam rồi, vậy thì phải cho để về người ta nghiên cứu bổ sung thì mới ra được giống vacxin phù hợp. Ngay như vacxin CGC của Cty Navetco cũng vậy, tôi biết họ cũng phải nghiên cứu bổ sung mãi mới phù hợp được với các chủng virus CGC hiện nay ở nước ta, chứ đâu phải ban đầu đã có vacxin hiệu lực ngay?

Xin nói thêm, chẳng riêng gì giống vacxin của Cty RTD như vừa nói, những giống vacxin khác như Lasota, Newcastle hệ I, Dịch tả vịt... hầu hết các đơn vị đang SX là loại vacxin cổ điển, phổ cập lắm rồi, thế nhưng cơ quan nhà nước vẫn cứ truy việc anh lấy giống vacxin ấy ở đâu?

Tôi nói thẳng, nhiều giống vacxin đều lấy ở XN Phùng (Xí nghiệp Thú y Phùng), ở Viện Thú y ra mà thôi, chứ chẳng ở đâu ra cả. Nhưng người ta cho nhau thì làm sao mà nói công khai được? Ngay trước đây tôi xin được giống vacxin CGC từ CDC về, có cạy miệng tôi cũng không dại gì mà nói ra cả.

(Nguyên Viện trưởng Viện Thú y, Cục trưởng Cục Thú y)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm