| Hotline: 0983.970.780

Tác quyền không chỉ là tiền

Thứ Ba 18/07/2017 , 08:40 (GMT+7)

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - VCPMC vừa có cuộc gặp mặt đột xuất với một số nhạc sĩ uy tín để giải thích về vấn đề thu chi.

Nguyên nhân chính là nhạc sĩ Phú Quang đã lên tiếng gay gắt về một số điều mà ông cho là không minh bạch của VCPMC. Rõ ràng, phản ứng của VCPMC mang tính chẳng đặng đừng, nhưng lại gợi thêm nhiều suy nghĩ cho vấn đề bản quyền đang rất rắc rối hiện nay.

Nhạc sĩ Phú Quang là một trong những nhạc sĩ phản đối cách làm của VCPMC

VCPMC tiết lộ, tổng thu tiền tác quyền âm nhạc trong 6 tháng đầu năm 2017 giảm khoảng một nửa so với cùng kỳ năm 2016.

Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2017, VCPMC thu được 35,1 tỷ đồng. Trong đó, thu cao nhất là từ website, nhạc chuông, ứng dụng điện thoại (11,6 tỉ đồng). Ngoài ra, thu từ sao chép file MIDI, CD, DVD, quảng cáo, phim là 5,7 tỉ đồng; thu từ khách sạn, resort, nhà nghỉ, khu du lịch là 2,1 tỉ đồng; thu từ siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại là 2,7 tỉ đồng; thu từ biểu diễn, hòa nhạc, sự kiện, đoàn nghệ thuật là 3,2 tỉ đồng; thu từ nhà hàng, cà phê, quán rượu, phòng trà, chăm sóc sức khỏe là 5 tỉ đồng; thu từ karaoke là 3,2 tỉ đồng. Số tiền thu từ rạp chiếu phim khá thấp (38 triệu đồng), thu từ xuất bản sách nhạc là 52 triệu đồng.

Chuyện thu qua mỗi chương trình ghi âm hoặc biểu diễn thì không cần bàn cãi, nhưng chuyện thu từ những dịch vụ như karaoke hoặc quán cà phê thì vẫn đáng băn khoăn.

Theo VCPMC, việc thu theo bài hay thu theo mức khoán là còn tùy thuộc vào hình thức sử dụng âm nhạc, căn cứ vào đặc thù của loại hình kinh doanh hay mỗi lĩnh vực sử dụng âm nhạc khác nhau. Đối với nhiều lĩnh vực: biểu diễn, băng đĩa, nhạc phim, nhạc quảng cáo, nhạc chuông, nhạc chờ, nhạc website… Trung tâm thu theo bài, thậm chí mỗi bài phải thu theo lượt sử dụng.

Đối với các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: quán karaoke, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, siêu thị, cửa hàng, phòng tập thể dục… thì cách tính mức tiền sử dụng quyền tác giả được căn cứ theo kê khai của người sử dụng, qua khảo sát thực tế về quy mô, sức chứa của địa điểm kinh doanh (số phòng, số ghế, diện tích), căn cứ theo hình thức sử dụng (nhạc sống hay nhạc nền), ngoài ra còn căn cứ theo công suất hoạt động, tình hình kinh doanh của mỗi cơ sở kinh doanh (quán đông khách tính khác với quán vắng khách…). Dựa trên các căn cứ đó cùng với biểu mức nhuận bút Trung tâm đưa ra làm cơ sở để thỏa thuận ban đầu, Trung tâm và cơ sở kinh doanh sẽ thỏa thuận, đàm phán để đi đến thống nhất một mức thu.

Trên thực tế VCPMC không thể trả lời rạch ròi đơn vị karaoke hát bao nhiêu bài của Trịnh Công Sơn còn quán cà phê đã phát bao nhiêu bài của Văn Cao. Hiện tại, VCPMC có 4000 tác giả trong nước ký hợp đồng bản quyền, thì số tiền “thu khoán” được chia điều cho 4.000 người chăng?

Nhạc sĩ Phú Quang nhận xét: “Họ không thu theo bài mà thu khoán, thu theo cách đổ đồng. Như thế là sai. Các tác giả sẽ không biết được tiền tác quyền họ đáng ra được nhận là bao nhiêu. Mà VCPMC đưa cho bao nhiêu thì chỉ biết có bấy nhiêu".

Ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL đánh giá, việc VCPMC tiến hành thu phí tác quyền âm nhạc ở các quán cà phê như phản ánh trên báo chí vừa qua là cần xem xét lại: “Không ổn ở chỗ, chứng cứ pháp lý để tiến hành thu phí tác quyền chưa có cơ sở rõ ràng mà Trung tâm này đã ra văn bản như là cơ quan quản lý nhà nước. Tôi cho rằng, Trung tâm này chỉ là một đơn vị tư nhân mà ra văn bản như cơ quan quản lý nhà nước là không được. Tôi còn nghe người ta nói, Trung tâm này nhấn mạnh trong văn bản, nếu quán cà phê nào không chịu nộp phí tác quyền âm nhạc sẽ mời công an, thanh tra đến làm việc”.

Cái gọi là “chi phí hành chính” của VCPMC cũng khiến nhiều người ái ngại. Lĩnh vực bản quyền còn quá mới mẻ ở nước ta, nên tác giả hầu như không có kênh kiểm soát hoặc kênh tham khảo nào khác, ngoài VCPMC. Vì vậy, VCPMC vẫn một mình một chợ đưa ra những điều khoản hợp đồng theo quy định riêng mà không sợ bị so sánh hoặc cạnh tranh.

Những rắc rối của VCPMC chủ yếu do hoạt động bản quyền chỉ thể hiện qua việc thu phí. Cần phải định vị trung tâm bản quyền hoàn toàn không giống một công ty thu nợ. VCPMC nên thể hiện năng lực xác định bản quyền trước khi hăng hái đi thu tiền khắp nơi. Thật buồn cười, khi có tranh chấp liên quan đến bản quyền, thì VCPMC lại… im lặng như vô can!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm