| Hotline: 0983.970.780

Tang thương Đình Chu, di sản văn hóa cấp quốc gia đang xuống cấp nghiêm trọng

Thứ Tư 10/08/2016 , 14:24 (GMT+7)

Hàng ngày mái ngói của đình tiếp tục bị xô, dột nát khiến các công trình khác ở trong đình bị thấm nước mà hư hỏng nhiều hơn.

Đó là đình Đình Chu, thuộc địa phận thôn Trung Kiên, xã Đình Chu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Dù đã xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định 310-QĐ/BT ngày 13/2/1996 nhưng đình đang phải oằn mình chịu đựng cảnh dột nát hằng ngày.

 

Đình Chu có phải là di sản văn hóa quốc gia?

Đó là câu hỏi khi nhóm “Đình Làng Việt” gồm các nhà nghiên cứu văn hóa, kiến trúc sư, họa sĩ và phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí chứng kiến cảnh dột nát của ngôi đình này.

Bên cạnh đình là Trung tâm văn hóa của xã vừa xây mới, đường làng, ngõ xóm ở đây được bê tông hóa khang trang, ấy thế mà ngôi đình tuổi đời hơn 200 năm, có giá trị kiến trúc và mỹ thuật lại đang bị cư xử như nó không phải là di sản. Ngồi trong đình mà nhìn thấu cả trời xanh, qua những mảng thủng từ trên nóc nước mưa thấm vào cấu kiện bằng gỗ gây mục nát, nhanh chóng đẩy ngôi đình đến chỗ thành phế tích. 

Trên khuôn viên diện tích 4,2km2, đình được xây dựng năm Gia Long thứ 2 (tức năm 1803) và trùng tu vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846). Đình có kiến trúc hình chữ Đinh, gồm tòa đại đình to lớn, 5 gian 2 dĩ với 48 cột lớn nhỏ. Bốn mặt không xây mà để thoáng, chỉ xây trụ gạch ở bẩy góc theo phong cách đình xứ Đoài. Hậu cung là một tòa gác hai tầng tám mái rất cân đối và thanh thoát được xây kín, phía trên gác là thượng ban thờ Thành hoàng.

Nghệ thuật điêu khắc của đình là sự kết hợp của nghệ thuật đời Lê - Nguyễn, cũng bởi đình được trùng tu những năm đầu tiên của đời Nguyễn nên còn chịu nhiều ảnh hưởng của những nét độc đáo tinh xảo của điêu khắc thời Lê Trung hưng.

Do biến động của lịch sử và việc phân chia sử dụng các khu đất hành chính của xã Đình Chu, nên đình giờ nằm trong khuôn viên của UBND xã Đình Chu và giữa các khu hành chính khác của xã. Dù đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích quốc gia từ năm 1996 nhưng chẳng hiểu vì sao, các cơ quan quản lý Nhà nước về di sản lại để đình xuống cấp đến mức như nó không phải là di sản?

 

Tang thương

Chị Hương Quỳnh, một thành viên nhóm “Đình Làng Việt” chia sẻ: “Mình ngoại đạo còn thấy xót xa nữa là, không biết các nhà di sản nghĩ sao mà để đình như vậy nhỉ?”.

Qua tiếp xúc tại địa phương, nhân dân và lãnh đạo xã rất mong mỏi ngôi đình được trùng tu khẩn cấp trước nguy cơ mất đi một di sản quý giá. Đặc biệt đây là ngôi đình cổ đẹp gần như duy nhất còn lại trong cả vùng và huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

12-17-32_dinh-chu-1-1
12-17-32_dinh-chu-3
Lỗ thủng thấy cả trời xanh

 

Ông Nguyễn Văn Minh, Bí thư Đảng ủy xã Đình Chu, cho biết: Ngày 18/02/2013, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định số 476/QĐ-CT phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích đình Đình Chu với tổng kinh phí 18,433 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa có động thái gì. Trong khi hàng ngày mái ngói của đình tiếp tục bị xô, dột nát khiến các công trình khác ở trong đình bị thấm nước mà hư hỏng nhiều hơn.

Còn ông Đinh Quang Trung (Tạp chí Tia sáng - Bộ KH&CN) người tâm huyết với đình làng Việt cho rằng, với nhiều ngôi đình và di tích thì được công nhận là Di sản văn hóa quốc gia hay cấp tỉnh là một điều vinh dự. Nhưng với những di tích xuống cấp thì những danh hiệu đó vô hình chung lại là điều cản trở, vì khi được công nhận là di sản thì người dân dù có xót xa khi thấy dột nát cũng không được can thiệp hay tự ý sửa chữa.

Nhìn đình Đình Chu - Di sản văn hóa cấp quốc gia đang xuống cấp nghiêm trọng, mọi người lại hướng về thành phố Vĩnh Yên, nơi không lâu trước đó khánh thành Văn Miếu Vĩnh Phúc rất hoành tránh, được xây dựng mới hàng trăm tỷ đồng mà chưa biết thờ ai? Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Nguyễn Đức Bình - Trưởng nhóm “Đình Làng Việt” đề xuất: “Đình xã Đình Chu đang rột nát như vậy, để tránh mùa mưa bão khắc nghiệt năm nay, bà con mời Thành hoàng Đình Chu lên Văn Miếu Vĩnh Phúc lánh tạm một thời gian xem sao?”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm