| Hotline: 0983.970.780

Tàu Trung Quốc hết sức hung hãn!

Thứ Hai 02/06/2014 , 10:09 (GMT+7)

Thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90152 TS bị tàu Trung Quốc đâm chìm Đặng Văn Nhân khẳng định: "Vẫn biết, thời điểm này ra vùng biển đó, tàu Trung Quốc áp đảo về số lượng và rất hung hãn, nhưng ai nấy đều tỏ rõ quyết tâm giữ ngư trường này bằng mọi giá”.

Sau khi được tàu kéo VT 57 đưa về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), 10 ngư dân trên tàu cá ĐNa 90152 TS bị tàu Trung Quốc đâm chìm chiều 26/5 tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã về đến Đà Nẵng đêm 29/5.

Mấy hôm nay, hầu như ngày nào họ cũng bận rộn tiếp các đoàn đến thăm hỏi, động viên. Đáp lại tình cảm nồng ấm từ đất liền, thuyền trưởng Đặng Văn Nhân cho biết: “Ít ngày nữa, anh em chúng tôi lại ra Hoàng Sa đánh bắt hải sản. Là ngư dân không thể không bám biển.

Tàu ĐNa 90152 TS bị tàu Trung Quốc đâm chìm, mọi người sẽ ra khơi trên tàu khác. Vẫn biết, thời điểm này ra vùng biển đó, tàu Trung Quốc áp đảo về số lượng và rất hung hãn, nhưng ai nấy đều tỏ rõ quyết tâm giữ ngư trường này bằng mọi giá”.

Khi được hỏi về tình huống bị tàu Trung Quốc đâm chìm, người thuyền trưởng dạn dày sóng gió, ở tuổi 42 này cho biết: “Chiều 26/5, khi biên đội 9 chiếc của chúng tôi đang hoạt động bình thường trên biển, tại toạ độ 15,17 độ vĩ bắc, 111,025 độ kinh đông, cách nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan  trái phép chừng 17 hải lý về phía tây nam, khá nhiều tàu Trung Quốc lao tới và cứ thế nhằm vào tàu cá của ngư dân ta đâm húc.

Khi thấy tàu ĐNa 90898 TS gần đó, bị chiếc tàu sắt khá to tấn công, tôi nhận định thế nào chúng cũng đâm vào tàu mình, nên bảo anh em chuẩn bị tư thế đối phó. Vừa điều khiển tàu vòng ra phía sau tàu ĐNa 90508TS, thì tàu họ cắt ngang lao tới với tốc độ rất nhanh.

Lúc đó, tôi đánh lái để tránh, nhưng không kịp. Cú đâm như trời giáng vào phía sau làm tàu chúng tôi chòng chành, gần như quay ngang. Cứ tưởng sau cú đâm đó chúng bỏ đi. Ai ngờ, chúng lùi lại lấy đà, rồi tăng tốc đâm thẳng vào mạn phải.

Cú đâm thứ 2 này làm tàu lật úp, tất cả ngư dân bị hất té xuống biển. Phải hơn 10 phút chống chọi với sóng biển, tàu ĐNa 90508 TS mới trờ tới, thả thúng, ném phao kéo chúng tôi lên. Bị lật úp, song tàu cá ĐNa 90152 TS không chìm hẳn.

Đêm đó, tàu Kiểm ngư KN 771 đến kéo. Sáng hôm sau, khoảng 8 giờ tàu kéo VT đến thay thế tàu kiểm ngư và đón anh em chúng tôi qua, chăm sóc sức khỏe rồi đưa về đất liền”, anh Nhân kể về tình huống bị tàu TQ đâm chìm.

Lớn tuổi nhất trên tàu ĐNa 90152 TS, anh Nguyễn Văn Hòa (SN 1960), ở tổ 72, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, không giấu nổi sự phẫn nộ khi mọi người hỏi về sự cố tàu bị đâm chìm. “Những người trên tàu 11202 của Trung Quốc hung hãn và tàn ác hết chỗ nói. Đã hơn 30 năm bám biển, chưa khi nào tôi phải chứng kiến tình huống gay cấn như thế.

Mục đích của họ là đâm chìm tàu chúng tôi. Quá tàn bạo. Họ thừa biết chúng tôi chỉ là ngư dân đi làm ăn bình thường trên biển, thế mà giữa thanh thiên bạch nhật, ngang nhiên cho tàu đâm húc 2-3 lần, chìm mới bỏ đi. Rất may, tàu bạn gần đó cứu kịp thời, nếu không anh em chúng tôi đã nằm lại giữa biển”.

Hỏi anh Hòa, có ra khơi nữa không. Có chứ. Anh quả quyết. Chuyến vừa rồi, nếu không bị tàu Trung Quốc đâm chìm có khi nghỉ vài chuyến mới đi lại. Nay tình thế như vầy, không thể ở nhà lâu hơn, ít hôm nữa xuống tàu khác ra lại Hoàng Sa.

Trở về sau sự cố bị tàu Trung Quốc đâm chìm, ngư dân trên tàu ĐNa 90152 TS đều nôn nóng xuống tàu ra biển. Không còn cơ hội sát cánh bên nhau, họ phải chấp nhận chia lẻ đi trên nhiều tàu khác. Anh Trần Ngọc Lưỡng, quê ở phường Bình Phước, TP Nha Trang  (Khánh Hòa), đưa cả vợ con ra Đà Nẵng sinh sống cho biết: "Vài năm trở lại đây, thu nhập không bằng dạo trước, do liên tục bị tàu Trung Quốc quấy nhiễu, gây khó dễ. Từ đầu năm đến nay đi 4 chuyến, chỉ hơn chục triệu đồng chứ mấy.

Thu nhập thấp, nhưng không ai có ý định chia tay với nghề. Chắc chỉ dăm ba hôm nữa em sẽ lại ra Hoàng Sa trên tàu của người quen. Chỉ cần vắng bóng tàu cá ngư dân mình ở ngư trường truyền thống đó, tàu Trung Quốc sẽ tràn sang và mặc sức càn quét tài nguyên hải sản theo kiểu hủy diệt!".

Sinh năm 1995, là thuyền viên nhỏ tuổi nhất trên tàu cá ĐNa 90152 TS, Nguyễn Văn Bình, ngụ phường Xuân Hà, Thanh Khê (Đà Nẵng) tâm sự: "Lúc bị tàu Trung Quốc đâm, em đang nấu cơm ở phía sau. Bỗng dưng thấy tàu rung lắc, chao đảo, chạy ra, thấy tàu Trung Quốc to đùng, đang lùi lại lấy đà để đâm tiếp. Chưa kịp định thần, cú đâm thứ 2 này làm tàu lật úp. Do đứng ở giữa nên khi tàu lật úp em bị “nhốt” vào phía dưới, phải vật lộn hồi lâu mới thoát ra được".

Hoàn cảnh khá ngặt nghèo, vợ mất cách đây mấy năm, một mình nuôi đứa con trai 7 tuổi, mỗi khi ra biển anh Trần Đình Phương, ngụ tổ 26, phường Xuân Hà, phải gửi con về ngoại. Chuyến biển này tưởng có thu nhập để trang trải cuộc sống, không ngờ tàu Trung Quốc cướp luôn cả con tàu trị giá 4,5 tỷ đồng (gồm cả ngư lưới cụ), làm ngư dân như anh trở về chỉ 2 còn bàn tay trắng.

Rất may, trong cơn hoạn nạn, anh và các ngư dân nhận được sự hỗ trợ rất kịp thời từ chính quyền các cấp, cơ quan chức năng và cả cộng đồng. Ngư dân ngoài 30 tuổi này bộc bạch: Qua sự cố tàu bị đâm chìm, mới thấy hết bản chất thâm độc của Trung Quốc. Họ muốn cướp trọn biển Đông. Và cũng chính sự cố này càng thôi thúc ngư dân kiên cường bám biển hơn bao giờ hết. Có thể nói, chưa khi nào khí thế ra Hoàng Sa của ngư dân Đà Nẵng hừng hực như lúc này.

Ngày 31/5, tàu cá ĐNa 90152 TS đã được kéo về vịnh Đà Nẵng, cách bờ chừng 2 hải lý. Chiếc tàu chỉ nổi vật vờ phần mũi. “Cú đâm làm vỡ thân tàu, dẫn đến chìm ngay sau đó. Âm mưu của những người trên tàu Trung Quốc quá thâm độc, đâm chìm tàu hòng khuất phục ý chí bám biển Hoàng Sa của ngư dân Đà Nẵng. Nhưng họ đã nhầm. Chìm tàu này sẽ đóng tàu khác.

Từ nguồn hỗ trợ của chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể và cả cộng đồng, chắc chắn phải triển khai ngay việc đóng tàu mới công suất lớn hơn, để nhanh chóng ra lại Hoàng Sa. Phải giữ ngư trường đó bằng mọi giá…", ông Trần Văn Vốn, chồng bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu đánh bắt xa bờ kỳ cựu, gằn giọng khi đi trên ca nô vừa từ nơi tàu neo lại ở vịnh Đà Nẵng bước lên bờ.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm