| Hotline: 0983.970.780

Thái Bình: Lựa chọn phân bón Văn Điển cho lúa xuân

Thứ Năm 02/02/2017 , 07:10 (GMT+7)

Theo đề án sản xuất vụ xuân 2017, tỉnh Thái Bình gieo cấy 79.500ha lúa, trong đó lúa chất lượng cao hơn 35% diện tích. Năng suất phấn đấu 71 tạ/ha trở lên. 

Bên cạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như giống, thời vụ gieo cấy, chăm sóc biện pháp được chú trọng đặc biệt là sử dụng phân bón.
 

Phân bón của đồng chua đất mặn

Do diện tích cấy lúa chất lượng lớn hầu hết các giống lúa như Bắc Thơm 7, T10, RVT, N97 và một số giống lúa Nhật đều là những giống dễ nhiễm sâu bệnh, dễ đổ ngã khi gặp mưa dông nên tỉnh chủ trương sử dụng các loại phân bón NPK chuyên lót và chuyên thúc có hàm lượng dinh dưỡng cao, bón lót sâu, thúc sớm, không bón lai rai, không sử dụng đạm đơn.

10-05-50_dsc_0130
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây lúa
 

Một trong những loại phân được khuyến cáo nông dân sử dụng các loại phân bón tổng hợp NPK do các công ty có uy tín chất lượng như Cty CP Phân bón Văn Điển đề án sản xuất của tỉnh đã được triển khai tất cả các xã từ những tháng cuối năm 2016.

Bà Hoàng Thị Sáu ở thôn Diền, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà cho biết: Vụ xuân năm nay hợp tác xã khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón Văn Điển cho toàn bộ diện tích lúa cấy, gia đình bà cấy 8 sào gồm Bắc Thơm 7 và nếp 97. Nhiều năm nay sử dụng phân bón chuyên dùng Văn Điển lúa tốt chắc, ít sâu bệnh năm nào cũng được mùa, tôi đã mua của đại lý 8 bao phân lót và 4 bao phân thúc Văn Điển để chuẩn bị ăn tết xong là cấy lúa xuân.

Còn ở huyện Quỳnh Phụ, một vùng đất chua trũng nội đồng phân bón chuyên dùng Văn Điển đã quá quen thuộc với bà con nông dân. Về cánh đồng An Ninh, An Cầu, An Quý những vùng đất chua phèn trước đây rồi cánh đồng Mai Trang nổi tiếng cỏ lăn, lác chua cháy lúa, sau hơn chục năm sử dụng phân bón Văn Điển nay đồng ruộng đã thay đổi.

Chị Vũ Thị Lẻ ở thôn Nhà Thờ, xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ tâm sự: “Đã nhiều năm nay bà con trong thôn đã bỏ hẳn phân đơn dùng toàn bộ phân tổng hợp NPK Văn Điển chuyên lót và chuyên thúc lúa vụ nào cũng tốt đều vụ xuân lúa không còn hiện tượng bó rễ khoác áo tơi mà cây lúa hồi xanh nhanh đẻ gọn khóm, thân cứng, lá cứng, ít sâu bệnh. Cả vụ chỉ dùng một đợt trừ sâu cuốn lá, năm nào 4 sào lúa của gia đình cũng cho năng suất cao. Hiện nay tôi đã chuẩn bị đủ phân bón lót và phân bón thúc Văn Điển. Phân bón Văn Điển không thể thiếu với bà con nông dân xã An Quý”.

Huyện Thái Thụy có diện tích trên 12.000ha lúa. Đây là huyện ven biển đất chua và nhiễm mặn. 10 năm về trước việc sử dụng phân bón của nông dân còn hạn chế, chủ yếu là phân đơn làm cho sâu bệnh bùng phát, lúa thường bị kìm hãm, năng suất thấp.

Từ năm 2004 - 2008 nhiều mô hình sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa ở các xã Thái Hà, Thụy Bình, Thụy Liên, Thụy Trình… do Trung tâm Khảo nghiệm và Khuyến nông tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện và các hợp tác xã nông nghiệp thực hiện cho năng suất lúa tăng từ 15 - 25% so với bón phân đơn giảm 50 -60% thuốc trừ sâu, hiệu quả kinh tế cao hơn bón phân đơn từ 25 - 35%. Các mô hình được khuyến cáo cho bà con nông dân trong huyện, đến nay 100% địa phương đã sử dụng phân bón chuyên dùng Văn Điển.

Bà Vũ Thị Chín ở thôn Trung An, xã Thụy Liên, Thái Thụy chia sẻ: "Sử dụng phân bón Văn Điển tiện lợi chỉ bón một đợt phân lót bằng phân chuyên dùng NPK 6.11.2 hoặc NPK 5.10.3 từ 20 - 25kg/sào và bón thúc bằng phân chuyên dùng NPK 16.5.17 Văn Điển với lượng bón từ 9 - 12kg/sào là đủ. 6 năm qua gia đình cấy hơn 1 mẫu đã dùng toàn bộ phân bón Văn Điển, vụ xuân này đã mua chậm trả của đại lý phân bón trong xã đủ cho diện tích lúa cấy".
 

Tiết kiệm giảm chi phí

Cũng như nhận xét của bà con nông dân huyện Thái Thụy, người trồng lúa ở huyện Đông Hưng, huyện thâm canh lúa dẫn đầu của tỉnh cũng có những đánh giá về phân bón Văn Điển.

10-05-50_dsc_0223
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây lúa
 

Ông Vũ Tiến Thành ở thôn Quốc Dương, xã Phú Châu cho biết: "Quốc Dương là một trong những thôn sử dụng phân bón nhiều nhất cả vụ xuân lẫn vụ mùa, phân bón Văn Điển chất lượng ổn định bón ít lượt giảm được chi phí công bón giảm được phun thuốc bảo vệ thực vật, lúa chắc gốc, cứng cây, giàn lúa đồng đều, trỗ thoát nhanh, hạt mẩy năng suất cao, được gạo. Riêng gia đình tôi vụ chiêm xuân này cấy 5 sào đã chuẩn bị đầy đủ phân bón Văn Điển lót và thúc".

Phân bón Văn Điển có đầy đủ đạm, lân, kali cân đối lại chứa tỷ lệ phần % vôi, magie, silic cao cùng các chất vi lượng đã bổ sung cân bằng cho đất cung cấp dinh dưỡng cho cây làm cho lúa khỏe tăng sức đề kháng sâu bệnh. Nhiều năm qua hội nông dân huyện đã khuyến cáo hỗ trợ các hội viên tiếp nhận sử dụng rất hiệu quả phân bón Văn Điển trên đồng ruộng, vì vậy năng suất lúa đều tăng và chất lượng gạo được cải thiện.

Riêng huyện Kiến Xương có diện tích chua trũng lớn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển được bà con nông dân mến mộ. Các xã Thanh Tân, Quang Minh, Đình Phùng, Vũ Hòa, Vũ Thắng… nhiều năm nay vẫn là những địa phương sử dụng phân bón Văn Điển nhiều nhất trong thâm canh lúa.

Bà Phạm Thị Tuyên ở thôn Tử Tế, xã Thanh Tân bộc bạch: "Thị trường có rất nhiều loại phân bón nhưng tại thôn Tử Tế bà con dùng phân bón Văn Điển là hợp nhất gia đình tôi cấy 8 sào đã nhiều năm dùng phân bón Văn Điển.

Mặc dù thời tiết không thuận nhưng vẫn liên tục được mùa nhờ dùng phân bón Văn Điển. Cái được của bón phân Văn Điển là lúa cứng cây, dầy lá ít sâu bệnh giá thành không cao lắm tính ra tiết kiệm thuốc sâu và công phun và năng suất tăng đã lời hơn bón các loại phân khác từ 40 - 50%. Hiện nay nhiều gia đình ở thôn tôi đã vận chuyển phân bón về nhà để chuẩn bị cho ăn tết xong là xuống đồng chăm sóc lúa được ngay".

+ Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài 3 chất đa lượng NPK cân đối còn có chất vôi chiếm đến 23%, chất magie 16%, chất silic 21%, cùng 6 chất vi lượng sử dụng phân bón Văn Điển là cùng một lúc đã cung cấp cho cây lúa đủ 13 loại chất dinh dưỡng mà không phải dùng bất kỳ loại phân bón nào khác.

+ Ông Phạm Đức Tuyến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Hưng cho biết, Đông Hưng có hơn 11.500ha lúa với gần 5 vạn hộ nông dân. Nhiều hộ đã quen dùng phân bón Văn Điển hàng chục năm nay. Mặc dù trên thị trường có rất nhiều chủng loại phân bón nhưng phân bón Văn Điển vẫn là sự lựa chọn chính của người nông dân Đông Hưng vì nó phù hợp với đồng đất thổ nhưỡng ở đây...

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm