| Hotline: 0983.970.780

Thái Bình quyết liệt dập dịch tai xanh

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:10 (GMT+7)

Theo ông Phạm Thành Nhương, Chi cục phó Chi cục Thú y, thì ngành thú y Thái Bình đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý trong việc điều trị bệnh tai xanh của lợn từ những đợt dập dịch trước đây.

Tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn ở xã Bắc Hải

Ngày 17/10/2012, phát hiện lợn bị ốm, một số hộ dân ở thôn An Phú, xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã báo cáo với ban chăn nuôi - thú y xã. Không chậm trễ, UBND xã lập tức thông báo với Chi cục Thú y. Ngày 18/10, Chi cục Thú y về lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 19/10, xét nghiệm cho kết quả: Những con lợn bị ốm ở Bắc Hải là do bệnh tai xanh.

Ngay trong ngày 19/10, lãnh đạo huyện Tiền Hải đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh tai xanh trên lợn, gồm lãnh đạo huyện, Phòng NN-PTNT, Trạm Thú y... và đã có cuộc họp khẩn với lãnh đạo xã, trưởng các thôn trong xã, ban chăn nuôi - thú y xã. Chi cục Thú y đã tăng cường 2 cán bộ kỹ thuật và 1 bác sỹ thú y để cùng với cán bộ trạm thú y huyện, thú y xã trực tiếp điều trị cho đàn lợn ốm.

Sau cuộc họp, công tác thống kê đàn lợn của xã, thống kê các hộ có lợn ốm đã được tiến hành rất khẩn trương. Sáng 20/10, 3 chốt kiểm dịch đã được thành lập ở 3 “cửa ngõ” ra vào xã, không cho bất cứ một con lợn nào trong xã lọt ra ngoài và ngược lại. UBND xã phát công văn khẩn yêu cầu các hộ giết mổ, buôn bán lợn trong xã ngừng toàn bộ hoạt động. Sáng 20/10, chợ Bắc Hải không còn một kg thịt lợn nào.

Kết quả thống kê cho thấy có 10 hộ ở 3/7 thôn có lợn bị bệnh. Trong tổng số 234 con lợn nuôi của 10 hộ đã có 78 con bị bệnh. Chủ tịch UBND xã Bắc Hải Hoàng Hoa Thám cho biết:

- Kể từ khi phát hiện bệnh tai xanh trên lợn ở Bắc Hải đến nay, lãnh đạo Sở NN-PTNT, lãnh đạo huyện Tiền Hải đã thường xuyên có mặt ở xã để chỉ đạo phòng trừ. Chi cục Thú y, Phòng NN-PTNT, Trạm Thú y huyện đều cử cán bộ chuyên môn tham gia. Các hộ có lợn ốm được quản lý chặt chẽ. Những con lợn ốm có tiên lượng không khỏi được tiêu huỷ.

Huyện đã cấp cho xã 70 kg hóa chất, xã mua 1,7 tấn vôi bột để phục vụ công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng. 3 thôn có lợn bệnh được phun hóa chất, rắc vôi bột 3 lần. Riêng các hộ có lợn bệnh mỗi ngày phun, rắc 2 lần. 4 thôn còn lại được phun hóa chất, rắc vôi bột 1 lần.

Ngày 23/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình công bố dịch lợn tai xanh, có điểm xuất phát là xã Bắc Hải. Ngay trong ngày, cơ quan chuyên môn đã ứng trước trên 3.000 liều vắc xin, chuyển ngay về xã, và ngày 24/10, Ban chỉ đạo dập dịch đã tổ chức 7 nhóm tiêm vắc xin cho đàn lợn trên toàn xã. Hết ngày 24/10, trong tổng số 78 con lợn bệnh, đã tiêu huỷ 22 con có tiên lượng không khỏi, điều trị khỏi triệu chứng cho 40 con, chỉ còn 16 con, đang được điều trị tích cực.

Theo ông Phạm Thành Nhương, Chi cục phó Chi cục Thú y, thì ngành thú y Thái Bình đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý trong việc điều trị bệnh tai xanh của lợn từ những đợt dập dịch trước đây. Kết quả khảo sát cho thấy, với những con lợn đã được tiêm phòng các loại vắc xin phòng dịch tả, phó thương hàn, tụ trùng, đóng dấu... khi bị bệnh tai xanh thì điều trị hiệu quả hơn nhiều với những con chưa tiêm.

Vì vậy năm 2011, Chi cục đã có đề án “Tăng cường năng lực, chủ động kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm”, và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tháng 1/2012, UBND tỉnh có quyết định số 04, quy định một số cơ chế, chính sách về tăng cường năng lực, chủ động kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Theo quyết định trên, thì tỉnh cấp kinh phí mua vắc xin phòng các loại bệnh tả, phó thương hàn, tụ trùng, đóng dấu cho toàn bộ đàn lợn trong tỉnh. Vì vậy, trong đợt dịch tai xanh này, khả năng hồi phục của những con lợn bị bệnh tai xanh rất cao.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm