| Hotline: 0983.970.780

Thí điểm thu phí dịch vụ môi trường rừng với các cơ sở SX công nghiệp

Chủ Nhật 27/11/2016 , 13:25 (GMT+7)

Qua gần 5 năm triển khai thực hiện, chính sách chi trả dịch vun môi trường rừng (DVMTR) đã được khẳng định là hướng đi đúng đắn, từng bước đi vào cuộc sống...

08-49-55_img_3565
 

Qua gần 5 năm triển khai thực hiện, chính sách chi trả dịch vun môi trường rừng (DVMTR) đã được khẳng định là hướng đi đúng đắn, từng bước đi vào cuộc sống, tạo nên một nguồn lực tài chính mới ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tình hình giải ngân tiền DVMTR kịp thời, tiền đến được tay người dân, chủ rừng. Tình hình nợ đọng được giải quyết tích cực thể hiện ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị sử dụng DVMTR. Qua đó, góp phần tạo ra nhiều việc làm, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc ở các vùng miền núi.

Bằng nhiều biện pháp để mở rộng nguồn thu, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã tích cực, thường xuyên bám sát kế hoạch, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của các cơ quan cấp trên; vận dụng nhiều hình thức khác nhau, tăng cường đôn đốc các đơn vị đã ký hợp đồng uỷ thác kê khai và nộp tiền DVMTR về Quỹ (đến hết 31/12/2015 các cơ sở sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã kê khai và nộp tiền đầy đủ về Quỹ, không còn nợ đọng). Đây là một tín hiệu tích cực, thể hiện các cơ sở sử dụng DVMTR đã quan tâm và nhận thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách của nhà nước.

Sau 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR, tại Nghệ An chỉ mới có 2 nhóm đối tượng thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các cơ sở sản xuất thuỷ điện và các cơ sở sản xuất, cung ứng nước sạch. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng chính sách chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước đã được quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ là rất cần thiết nhằm tiếp tục tăng cường nguồn lực tài chính cho các địa phương trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Ngày 27/6/2016, Bộ NN-PTNT ban hành văn bản số 5337/ BNN-TCLN đề nghị tham gia nghiên cứu, thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Ngày 9/9/2016, được sự hỗ trợ của Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD), Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF) đã tổ chức Hội thảo khởi động Nghiên cứu đề xuất thí điểm chính sách chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Được sự hỗ trợ kinh phí của Dự án Rừng và Đồng bằng (VFD), Sở NN-PTNT Nghệ An đang tiến hành nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế chi trả DVMTR trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An; xây dựng kế hoạch thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước để triển khai tổ chức thực hiện thí điểm. Cụ thể là xác định vai trò của rừng đối với việc duy trì nguồn nước cho SXCN; xác định các cơ sở SXCN được hưởng lợi từ việc sử dụng dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho SXCN của rừng; xác định mức thu và phương thức thu tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở SXCN; đánh giá các tác động của việc thực thi chính sách chi trả DVMTR trong SXCN; xây dựng lộ trình triển khai thí điểm phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Nghệ An.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.