| Hotline: 0983.970.780

Tranh thủ lấy nước cho sản xuất, ngành thủy lợi 'không có tết'

Thứ Tư 25/01/2017 , 13:59 (GMT+7)

Về việc bố trí nhân sự phục vụ hoạt động lấy nước đổ ải vụ đông xuân 2016 - 2017, ông Nguyễn Văn Tỉnh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết:

13-34-17_nh-2
Ông Nguyễn Văn Tỉnh (giữa) cho biết, ngành thủy lợi sẽ túc trực thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ lấy nước đổ ải vụ đông xuân.

 

Về việc bố trí nhân sự phục vụ hoạt động lấy nước đổ ải vụ đông xuân 2016 - 2017, ông Nguyễn Văn Tỉnh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết: “Anh em ngành Thủy lợi chỉ nghỉ từ chiều 30 (tháng Chạp) đến hết sáng mùng 1 Tết Nguyên đán, thời gian còn lại vẫn làm việc bình thường”.
 

Điều tiết nước như điều khiển “trận đánh”

Nói về tầm quan trọng của việc điều tiết nước các hồ thuỷ điện phục vụ đổ ải vụ đông xuân, ông Tỉnh ví như một “trận đánh” và cán bộ ngành điện, ngành thuỷ lợi là những người chiến sĩ. Bởi với điều kiện mực nước trên các lưu vực sông xuống thấp như hiện nay, các công trình thuỷ lợi không thể hoạt động được (trừ khi lắp đặt trạm bơm dã chiến). Hơn 600.000 ha gieo cấy vụ đông xuân của 12 tỉnh Trung du & Đồng bằng Bắc bộ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước xả từ các hồ thuỷ điện.

Cũng vì tầm quan trọng trên, những năm trước đây, các đồng chí lãnh đạo của Chính phủ phải thường xuyên trực tiếp "ra mặt” làm trọng tài giữa Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương khi bàn luận về vấn đề này. Bây giờ, công tác điều tiết nước đã được nghiên cứu và thực thi rất hiệu quả, tiết kiệm dựa trên những mô hình thuật toán chuyên dụng.

Bên cạnh đó, ngành thuỷ lợi cũng bàn bạc và thống nhất với Cục Trồng trọt nghiên cứu để rút ngắn lịch thời vụ gieo cấy, từ đó, thời gian xả nước không dài như trước. Do công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, các địa phương và bà con nắm rõ lịch xả nước, chủ động thời gian sắp xếp công việc để đón nước vào đồng. Sự phối hợp nhịp nhàng trên đã giúp quốc gia tiết kiệm được nguồn nước quý giá để phát điện mùa khô.

Công tác lấy nước phục vụ đổ ải vụ đông xuân 2016 - 2017 các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc bộ đến thời điểm hiện tại được Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN-PTNT) đánh giá là vượt tiến độ so với kế hoạch đề ra.

Tính đến trưa ngày 25/1 (tức ngày 28 tháng Chạp), đã có khoảng 386.000 ha có đủ nước (đạt trên 62% tổng diện tích gieo cấy). Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên Vụ Quản lý công trình thuỷ lợi và an toàn hồ đập (Tổng cục Thuỷ lợi), tiến độ lấy nước năm nay nhanh hơn kế hoạch bởi thời điểm các hồ thuỷ điện thượng nguồn xả nước trùng vào những ngày miền Bắc có mưa.

Tuy lượng mưa của các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình chỉ đạt khoảng 30 - 40mm, nhưng nó cũng góp phần làm tăng lưu lượng dòng chảy trên các sông.

Kết thúc đợt xả nước đợt 1 (trưa ngày 14/1), mực nước tại Trạm thuỷ văn Hà Nội vẫn đạt +2,2 m, bởi vậy các công trình thuỷ lợi ven sông vẫn có thể lấy nước vào thệ thống.
 

Lấy nước mọi lúc có thể

Nhiều địa phương có tỷ lệ lấy nước cao như Hà Nam (97,18%), Ninh Bình (87,13%), Nam Định (86,53%), Phú Thọ (81,78%)… Các tỉnh có tỷ lệ lấy nước thấp là Bắc Giang (7,8%), Bắc Ninh (17,2%). Nhưng, ông Hùng lưu ý, so với kế hoạch thì hai tỉnh này vẫn lấy nước vượt tiến độ.

13-34-17_nh-1
Ngành thủy lợi tập trung phương tiện đưa nước lên đồng trong các đợt xả nước của các hồ thủy điện vụ đông xuân 2016 – 2017.
 

Riêng với Bắc Giang, trong tổng số 51.000 ha gieo cấy vụ đông xuân, chỉ có khoảng 10.000 ha phụ thuộc vào nguồn cấp nước từ các hệ thống sông, còn lại được cấp nguồn từ các hồ chứa thuỷ lợi.

Hà Nội cũng là địa phương có tỷ lệ lấy nước thấp (32%), những vùng thiếu nước chủ yếu tập trung ở khu vực phía tây thành phố như huyện Ba Vì, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, bởi đây là những nơi có truyền thống làm vụ đông.

Theo ông Nguyễn Như Hải - Trưởng phòng Cây lương thực & Cây thực phẩm (Cục Trồng trọt): Các địa phương đã gieo cấy được khoảng 80.000 ha lúa trà sớm để tránh lũ tiểu mãn và đẩy lịch thời vụ.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi đề nghị: Trong dịp Tết Nguyên đán, tuy các hồ thuỷ điện đã không tăng cường xả nước qua phát điện, nhưng nước trong hệ thống vẫn có thể lấy được lên ruộng, các địa phương tổ chức các trạm bơm dã chiến để hoạt động. Ngoài ra, cần tập trung tích trữ nước trong hệ thống kênh trục, ao hồ để đến đợt 3 có thể lấy nước ở những khu trữ này.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Bàn giải pháp canh tác sầu riêng đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc

TÂY NINH Không chỉ khâu canh tác mà toàn bộ quá trình trước, trong và sau thu hoạch cũng phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất