| Hotline: 0983.970.780

Triệu phú gà thịt

Thứ Năm 08/10/2015 , 20:06 (GMT+7)

Là thành viên của Tổ hợp tác chăn nuôi gà của xã Thanh Sơn, huyện Định Quán (Đồng Nai), anh Nguyễn Văn Tâm (tổ 6, ấp 3) hiện có tổng đàn hơn 4.000 con.

Do trang trại nằm sâu trong khu vực đồi núi, nên để đến được bản doanh nuôi gà của anh Tâm, chúng tôi phải lặn lội qua đoạn đường rừng mất cả tiếng đồng hồ.

Trang trại được bao quanh bởi lớp hàng rào lưới, vừa để tránh thất lạc gà, vừa để đảm bảo nguồn dịch bệnh không xâm nhập. Ngay khi bước vào, mọi người đã bị “choáng” bởi số lượng gà thả vườn ở đây. Từ trong ngõ cho tới ngoài sân, trên các ngọn cây, nóc nhà... gà dày đặc.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Tâm cho biết: “Tôi hùn vốn nuôi gà thịt cùng mấy anh em trong gia đình cũng đã 3 năm. Đến nay, đàn gà ngày càng phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao”.

Vốn quê ở huyện Tân Phú, anh Tâm và anh chị em của mình lại vào tận xã đảo Thanh Sơn thuê đất và lập nghiệp. Giải thích lý do, anh Tâm nói: “Khu vực này đất đai còn nhiều, chăn nuôi ít bị cạnh tranh, lại được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Lâm trường La Ngà trước đây nên có nhiều thuận lợi hơn”.

Anh Tâm cho biết: “Nuôi gà thịt cực hơn nuôi gà ấp trứng, vì thời gian nuôi dài và chi phí đầu tư cao. Trung bình mỗi ngày, cả đàn của tôi ngốn gần 4 triệu tiền thức ăn, liên tục trong 4 tháng.
Tuy nhiên, nuôi gà thịt chắc chắn có lãi, không ít thì nhiều. Bởi lẽ, người dân hiện nay chuộng sử dụng gà ta vì chất lượng thịt dai, ngọt, giá bán luôn ở mức 70.000 – 80.000 đồng/kg".

Với tổng diện tích thuê 1 ha, anh và người thân trong những năm đầu vẫn tiếp tục theo nghề gia đình là làm nông, trồng lúa, trồng bắp. Nhiều năm lúa, bắp của anh đạt năng suất cao, nhưng vì ở xã đảo không có cầu bắc qua sông, phải chịu phí phà khá tốn nên làm ăn thu lãi chẳng bao nhiêu.

Đang loay hoay xoay sở đủ mọi cách để phát triển kinh tế, anh được người anh rể mách nước nuôi gà thịt để tận dụng toàn bộ diện tích đất. Lúc đó, anh có đi tìm hiểu giá cả cũng như kinh nghiệm nuôi gà thì biết đầu ra tốt, giá bán cao, vì vậy anh quyết định theo nghề.

Chỉ trong lần nhập gà đầu tiên, anh gom vốn mua 500 gà giống. Nhờ sự hỗ trợ của mọi người, anh cùng vợ dành toàn bộ thời gian, công sức để chăm sóc đàn gà. “Nhiều khi nhà còn chút gạo, bắp để mọi người ăn cũng phải nhường cho gà, chứ chúng mắc bệnh là cả nhà lo sốt vó”, anh Tâm kể.

Đợt bán gà đầu tiên, hai vợ chồng thu lãi vài chục triệu đồng. Nhận thấy có đủ khả năng và kinh nghiệm, anh bàn bạc với người nhà tìm cách mở rộng. Năm 2013, anh phát triển đàn gà thịt lên tới 4.000 con.

Tận dụng nguồn lực của cả vợ, con, anh, chị, em, tất cả xúm lại cùng nhau chăm sóc đàn gà. Người thì được phân công theo dõi thường trực tại chuồng trại; người có nhiệm vụ mua vacxin, thuốc thang, nắm bắt kỹ thuật phòng bệnh; người lo mua thức ăn, người đi tìm mối bán hàng…

Công việc cứ thế phân đều và “chạy” rất suôn sẻ. Nhiều năm liên tiếp đàn gà phát triển tốt, ít bệnh, thịt ngon, bán được giá cao. Mỗi năm, gia đình anh Tâm thu lời trên 300 triệu đồng, một phần chia đều cho anh em, phần còn lại tiếp tục đầu tư mở rộng thêm chuồng trại.

Xem thêm
Áp dụng quy trình chuẩn chỉ, nuôi lợn nông hộ tại Mường Nọc lãi lớn

Từng thất bại nặng nề trong giai đoạn đầu nuôi lợn nhưng chị Phạm Thị Hoài không nản chí, chính quyết tâm cao độ đã mang lại thành quả hết sức ngọt ngào.

Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.