| Hotline: 0983.970.780

Ứng phó dưới chân đập Đa Nhim

Thứ Ba 21/08/2012 , 10:43 (GMT+7)

Đến lúc này, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã sẵn sàng ứng phó với những diễn biến bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa lũ năm nay.

Đập tràn xả lũ hồ thủy điện Đa Nhim

Dự báo của cơ quan chức năng cho thấy trong mùa mưa bão năm nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, thời tiết sẽ có những diễn biến bất thường. Đặc biệt là với huyện Đơn Dương, địa phương có hồ thủy lợi Đa Nhim thường xuyên xả lũ trong mùa mưa bão, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) huyện Đơn Dương, đến lúc này, huyện đã sẵn sàng ứng phó với những diễn biến bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa lũ năm nay.

ĐỂ THỦY ĐIỆN ĐA NHIM KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO

Theo cơ quan khí tượng thủy văn, chỉ mới vài tháng đầu năm 2012, ngay trong tháng 4, mà đã xuất hiện bão sớm là điều rất đáng lo ngại.

Ở huyện Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng, trong tháng 6 vừa qua đã có hai cơn lũ lớn đổ về hồ thủy điện Đa Nhim với đỉnh lũ 275m3/s làm cho cao trình mực nước hồ đạt đến 1.040m (bằng 126% so với cùng kỳ và bằng 179% so với trung bình nhiều năm) là hiện tượng rất đáng được lưu ý. Đây được xem là hiện tượng bất thường trong vòng 12 năm qua tại hồ thủy điện Đa Nhim này.

Do lượng nước đổ về lớn, ngay trong tháng 6 vừa qua, Cty Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi, đơn vị quản lý hồ thủy điện Đa Nhim, đã phải chủ động xả tràn với lưu lượng 25m3/s. Dự báo, trong mùa mưa bão sắp đến, công trình hồ thủy điện Đa Nhim rất có thể sẽ phải xả lũ với lưu lượng lớn, có thể sẽ lớn đến 600m3/s – 1.500m3/s (lớn hơn nhiều so với nhiều năm). Mới đây, Nhà máy Thủy điện Đa Nhim đã cùng với chính quyền huyện Đơn Dương và các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng tiến hành diễn tập PCLB-TKCN như là một sự chuẩn bị cần thiết khi thiên tai có thể xảy ra liên quan đến hồ thủy điện Đa Nhim nằm trên địa bàn huyện Đơn Dương (đây là lần đầu tiên tiến hành diễn tập giữa địa phương và đơn vị quản lý công trình thủy điện ở Đơn Dương).

Cùng đó, để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do phải xả lũ hồ thủy điện Đa Nhim, trong hai tháng qua, Cty Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi đã cùng Ban Chỉ huy PCLB-TKCN huyện Đơn Dương, với chính quyền và cơ quan chức năng các xã Lạc Lâm, Lạc Xuân, Ka Đô, thị trấn Drann… tiến hành khảo sát, kiểm tra dòng chảy sông Đa Nhim song song với công tác sẵn sàng “bốn tại chỗ” cho địa phương này.

NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG

Cùng với việc ký kết quy chế phối hợp giữa Ban Chỉ huy PCLB-TKCN huyện Đơn Dương với Cty Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi trong công tác PCLB cho công trình hồ thủy điện Đa Nhim và vùng hạ lưu, huyện Đơn Dương hiện cũng đã phối hợp với Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Lâm Đồng triển khai kế hoạch thực hiện đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” trên địa bàn huyện.

Trong năm 2011 vừa qua, trên địa bàn huyện Đơn Dương tuy không xảy ra mưa bão lớn gây thiệt hại lớn về tài sản (và cả người) như những năm trước nhưng hậu quả của mưa bão để lại vẫn là những số liệu đáng nói: Mưa bão làm hư hại cống đường nội đồng Ka Đơn; trên tuyến đường 421 có 3km bị hỏng, 8,5km đường giao thông nông thôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sập bờ kè và mố cầu máng trên kênh N12 thủy lợi Pró; hư hỏng nhiều công trình thủy lợi khác như sạt lở đoạn kênh dẫn nước tưới của đập Kambute 1 – 2, sạt lở đập dâng trên suối Pơlieng, sạt lở kênh tưới ở hai đập thủy lợi Diom A1 và Diom 2…

Trong năm 2012 này, huyện Đơn Dương đã đề ra yêu cầu: “Các ngành, các địa phương chủ động trong công tác PCLB-TKCN, giảm thiểu tối đa và khắc phục nhanh chóng thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân trong và sau khi xảy ra thiên tai”. Đồng thời, để tiếp tục triển khai đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”, Đơn Dương đã đề ra Kế hoạch 307/KH-UBND ngày 14/3/2012 để tổ chức thực hiện.

Cùng đó, về vấn đề tổ chức thực hiện, huyện cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng chức năng của huyện như Phòng NN-PTNT là cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ huy PCLB-TKCN của huyện; Phòng TN-MT có trách nhiệm kiểm tra tình hình khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường và gây nguy cơ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra; Phòng Kinh tế hạ tầng lập kế hoạch và chỉ đạo bảo vệ các công trình giao thông, cầu cống, đò phà…; Trạm Khai thác quản lý thủy lợi huyện thường xuyên kiểm tra, theo dõi các công trình hồ đập thủy lợi, phối hợp với các xã và thị trấn trong bảo vệ công trình; Phòng Y tế và Trung tâm Y tế huyện có kế hoạch phối hợp cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu bệnh nhân khi thiên tai xảy ra; Phòng Lao động xã hội nắm bắt tình hình khó khăn của nhân dân vùng bị thiên tai để kịp thời tham mưu đề xuất chính sách trợ giúp các đối tượng thiệt hại gặp khó khăn do thiên tai gây ra…

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất