| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT chuẩn bị xây dựng đề án chung cho 4 hình thái của ĐBSCL

Thứ Năm 25/04/2024 , 17:27 (GMT+7)

Sáng 25/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn ĐBSCL và thách thức trong thời gian tới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn ĐBSCL và thách thức trong thời gian tới. Ảnh: Quang Dũng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn ĐBSCL và thách thức trong thời gian tới. Ảnh: Quang Dũng.

Xâm nhập mặn dự kiến giảm dần từ giữa tháng 5

Ông Nguyễn Tùng Phong, Cục trưởng Cục Thủy lợi, cho biết, trong thời gian qua, tình hình hạn mặn 2023-2024 diễn biến phức tạp, dù không khốc liệt như những giai đoạn trước nhưng vẫn có những đặc thù riêng.

Theo báo cáo của Cục Thủy lợi, chuyển đổi sản xuất, mùa vụ, cơ cấu tại ĐBSCL đang diễn ra nhanh và đi theo xu hướng thích ứng dần với nguồn nước. Trong 10 năm gần đây, diện tích cây ăn trái tăng 90.000 ha, mô hình lúa tôm tăng khoảng 6.000 ha, một số vùng đang có xu thế chuyển từ nuôi trồng tôm sang tôm lúa như Bạc Liêu, Kiên Giang.

Vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn năm 2023-2024 đang xảy ra sớm hơn về thời gian và tốc độ, khoảng 1-2 tháng, nguy cơ thiếu nước có xu hướng gia tăng nhanh. Thời điểm thiếu nước xảy ra đúng thời điểm cần nước cho canh tác.

Theo số liệu thực đo lưu lượng trung bình tháng tại hai trạm đầu nguồn sông Cửu Long là trạm Tân Châu trên sông Tiền và trạm Châu Đốc trên sông Hậu cho thấy, so với giai đoạn trước năm 2012 (hồ chứa thượng nguồn chưa được xây dựng nhiều), dòng chảy đầu mùa khô giảm từ 5÷12%, từ giữa đến cuối mùa khô tăng từ 22÷50%, tình trạng xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông, ven biển có thay đổi lớn về quy luật.

Năm nay thiếu hụt lượng mưa đến 30%, vấn đề nắng nóng kéo dài khiến lượng nước tại một số công trình trữ nước bốc hơi cao khoảng 15cm.

Năm nay thiếu hụt lượng mưa đến 30%, vấn đề nắng nóng kéo dài khiến lượng nước tại một số công trình trữ nước bốc hơi cao khoảng 15cm. Ảnh: Quỳnh Chi. 

Năm nay thiếu hụt lượng mưa đến 30%, vấn đề nắng nóng kéo dài khiến lượng nước tại một số công trình trữ nước bốc hơi cao khoảng 15cm. Ảnh: Quỳnh Chi. 

Cục Thủy lợi dự báo, đợt xâm nhập mặn cao còn lại dự kiến xuất hiện vào các ngày 23-27/4, từ tháng 5 xâm nhập mặn tiếp tục giảm, không còn ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp từ đầu tháng 6.

Ở vùng hai sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn đang tiếp tục có xu thế tăng, khả năng đạt đỉnh cao nhất vào thời gian từ 23-27/4 hoặc 6-10/5 và tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết tháng 5/2024; từ tháng 6, xâm nhập mặn giảm nhanh và không còn ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp từ cuối tháng 6.

Ở vùng ven biển Tây, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé sẽ tiếp tục vận hành bảo đảm kiểm soát xâm nhập mặn đáp ứng nhu cầu dùng nước.

Với những thách thức đặt ra, Cục Thủy lợi đặt ra giải pháp như tăng cường theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết, thủy văn; tiếp tục thực hiện việc dự báo, khuyến cáo người dân, tiếp tục tăng cường việc vận hành các công trình thủy lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa, thực hiện các giải pháp đang triển khai để bảo đảm cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân và tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động người dân thực hiện các biện pháp thu, trữ, xử lý nước an toàn ở khu vực khó khăn về nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Về định hướng phát triển thủy lợi chủ động thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn, ông Nguyễn Tùng Phong nhấn mạnh quan điểm lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế; cần chủ động xây dựng và tổ chức “hành động sớm” các kịch bản ứng phó hạn hán, xâm nhập. Ngoài ra, cần các giải pháp phát triển thủy lợi gồm cả về công trình và phi công trình, áp dụng công nghệ phục vụ công tác tổ chức sản xuất và cung cấp thông tin hỗ trợ người dân.

Ông Nguyễn Tùng Phong cho biết, đối với đề án 1 triệu ha lúa ĐBSCL, nước là yếu tố quan trọng đối với giảm phát thải, nếu hệ thống thủy lợi, đặc biệt là hệ thống thủy lợi nội đồng không được hoàn thiện, sẽ khó đảm bảo kiểm soát nước tưới theo yêu cầu giảm phát thải. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ đặt ra để thủy lợi đáp ứng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết thời gian qua, Cục Thủy lợi và Cục Trồng trọt đã có phối hợp chặt chẽ trong cảnh báo sớm liên quan đến thời vụ xuống giống, khuyến cáo về nước, phân loại các yếu tố ưu tiên để cung cấp nước, từ đó thiệt hại liên quan đến hạn mặn đã giảm đi nhiều so với trước đây.

Về lâu dài, dựa trên các phương án về hạn mặn của Cục Thủy lợi, ngành Trồng trọt sẽ xây dựng phương án tương tự để tính kịch bản trồng trọt, điều chỉnh cơ cấu cây trồng, và có khuyến cáo phù hợp…

Cần thay đổi quan điểm về thích ứng

Tại buổi họp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, việc đánh giá tình hình hạn hán, xâm nhập mặn thời điểm này là chỉ dấu để gợi ý cho những vấn đề mang tính chiến lược hơn. 

Trên tinh thần này, Bộ NN-PTNT chuẩn bị xây dựng đề án chung cho 4 hình thái của ĐBSCL gồm hạn, mặn, sụt lún và sạt lở theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và để đạt được tầm nhìn xa hơn về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng cũng gợi ý từ kinh nghiệm của các nước phát triển, việc thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn có thể là cơ hội cho những phát kiến mới, công nghệ mới, sản phẩm mới. Ảnh: Quang Dũng.

Bộ trưởng cũng gợi ý từ kinh nghiệm của các nước phát triển, việc thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn có thể là cơ hội cho những phát kiến mới, công nghệ mới, sản phẩm mới. Ảnh: Quang Dũng.

Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội thảo chuyên ngành, chuyên đề để giải quyết các vấn đề chi tiết về thủy sản, trồng trọt… xung quanh hạn mặn. Với đề án tổng thể, cần lồng ghép phương án đầu tư kết hợp công trình và phi công trình của ba cấp quản lý thiên tai từ trung ương, địa phương đến cộng đồng.

Bộ trưởng cũng gợi ý từ kinh nghiệm của các nước phát triển, việc thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn có thể là cơ hội cho những phát kiến mới, công nghệ mới, sản phẩm mới để phục vụ ứng phó hạn mặn, có thể bắt đầu từ những công nghệ nhỏ từ cấp độ hộ gia đình. Từ đó, có thể phát triển kinh tế thủy lợi trong thời gian tới.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh về cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực. Việc phát triển hệ thống quan trắc cần phục vụ đa mục tiêu, kết nối để các ngành, lĩnh vực có thể sử dụng số liệu cung cấp.

Bộ trưởng cho biết đối với ĐBSCL, khó khăn không chỉ là hạn mặn mà còn là hạn, mặn, ngọt giao thoa giữa không gian địa lý và không gian thời gian. Vì vậy, việc đầu tư công nghệ viễn thám cũng là một hạng mục "đầu tư không hối tiếc" để áp dụng cho tổ chức sản xuất trước tình trạng của ĐBSCL. 

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng lưu ý về hợp tác quốc tế giữa các nước trong lưu vực để cân bằng lợi ích quốc gia, ứng dụng công nghệ mới với vấn đề hỗ trợ kỹ thuật để xử lý một số vấn đề hạn mặn, kêu gọi sự hỗ trợ và tham gia của các tổ chức quốc tế đang hoạt động về các vấn đề liên quan tại ĐBSCL.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Tưới ẩm cho cây mận Phiêng Khoài

Hệ thống tưới ẩm tại 'thủ phủ mận hậu' Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, Sơn La) không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn tối ưu hóa quá trình tưới và chăm sóc cây trồng.