| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM sắp ra mắt Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ Năm 25/04/2024 , 17:49 (GMT+7)

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP.HCM (C4IR) được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho phát triển kinh tế, xã hội và đổi mới sáng tạo của TP.HCM và cả nước.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan phát biểu tại hội thảo. Ảnh: M.H.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan phát biểu tại hội thảo. Ảnh: M.H.

Phát biểu tại hội thảo "Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP.HCM (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, TP.HCM là trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước.

Để giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, từng bước trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á, TP.HCM đang tập trung cải thiện chất lượng tăng trưởng, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng và từng bước chuyển đổi nền kinh tế theo hướng "số" và "xanh".

Bên cạnh đó, với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, TP.HCM là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Điều này đang tạo ra những thách thức to lớn, ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu phát triển bền vững của thành phố.

Để giải quyết bài toán lớn nêu trên, theo ông Võ Văn Hoan, Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng cũng đang đứng trước cơ hội để nắm bắt kịp công nghệ thời đại thông qua cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Hiện nay, sự phát triển của một số công nghệ mang tính đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mạng 5G, công nghệ sinh học, công nghệ bán dẫn, năng lượng mới,... đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh, từ an ninh - chính trị đến kinh tế, xã hội.

"Để đối phó với những thách thức và nắm bắt cơ hội, UBND TP.HCM và Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã ký kết Thỏa thuận hợp tác trong việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP.HCM dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ngài Klaus Schwab, Nhà Sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới", ông Võ Văn Hoan nói.

Sự kiện là một cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác giữa TP.HCM, Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Qua đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giới có thể hỗ trợ TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung đạt được khát vọng về đổi mới, sáng tạo và tăng trưởng thông qua tăng cường hợp tác quốc tế và kết nối, tận dụng nguồn lực.

"Trung tâm C4IR TP.HCM sẽ đặt tại Khu Công nghệ cao TP.HCM. Đây là một trong ba khu công nghệ cao quốc gia của Việt Nam, có vai trò chiến lược trong việc hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Nơi đây đã hình thành các hệ sinh thái công nghệ phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gồm các lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ sinh học, vật liệu mới, drone, trí tuệ nhân tạo, IOT...

Như vậy, trung tâm C4IR tương tác với Khu Công nghệ cao TP.HCM sẽ trở thành động lực mới thúc đẩy phát triển bền vững cho TPHCM, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong vùng Đông Nam bộ và cả nước trong thời gian tới", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nói.

Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: M.H.

Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: M.H.

Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM cho biết, Trung tâm C4IR của TP.HCM sẽ là trung tâm đầu não của Việt Nam tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP.HCM, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, Trung tâm C4IR tại TP.HCM kỳ vọng trở thành nền tảng không chỉ giúp cho TP.HCM mà còn giúp cho cả nước định hình phát triển các chiến lược cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phù hợp với chiến lược phát triển chung của quốc gia cũng như đóng góp vào quỹ đạo phát triển toàn cầu của công nghệ hiện nay.

"Trung tâm C4IR TP.HCM cùng với sự đồng hành, cộng hưởng của các thành viên sáng lập là những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam và tận dụng những tri thức, kinh nghiệm của mạng lưới C4IR toàn cầu mang lại hỗ trợ, tư vấn, đề xuất, kiến nghị các giải pháp, chính sách, sáng kiến phù hợp với định hướng quốc gia và xu thế quốc tế về công nghệ", ông Thi thông tin.

Dự kiến, Trung tâm C4IR TP.HCM - Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ra mắt tại TP.HCM vào tháng 9/2024.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

10ha rừng Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang bốc cháy trong đêm

Hà Giang Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang, đêm 26/4, địa phương này ghi nhận có vụ cháy rừng xảy ra tại khu vực rừng Tây Côn Lĩnh, thuộc huyện Vị Xuyên với diện tích khoảng 10ha.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm