| Hotline: 0983.970.780

Vẫn thiếu chiến lược cho cây tre Việt Nam

Thứ Năm 20/05/2010 , 08:39 (GMT+7)

Năm 2009, giá trị của ngành chế biến tre thế giới đạt 10,76 tỷ USD trên tổng hơn 100 tỷ USD doanh số của ngành đồ gỗ toàn cầu, trong khi đó con số này của các DN Việt Nam chỉ đạt vỏn vẹn 280 triệu USD.

Năm 2009, giá trị của ngành chế biến tre thế giới đạt 10,76 tỷ USD trên tổng hơn 100 tỷ USD doanh số của ngành đồ gỗ toàn cầu, trong khi đó con số này của các DN Việt Nam chỉ đạt vỏn vẹn 280 triệu USD. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra đối với ngành tre Việt Nam tại hội nghị vừa diễn ra tại tỉnh Lâm Đồng.

Nông dân Lâm Đồng mang hom tre đi trồng

Không còn nghi ngờ gì nữa, các sản phẩm từ cây tre đang dần chứng minh được giá trị kinh tế, môi trường và có thị phần không hề thua kém các loại cây gỗ kinh tế khác. Bằng chứng là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia…đã khuyến khích nông dân phát triển mạnh loại cây này nhằm thay thế các loại cây lấy gỗ đang cạn kiệt. Với tư cách là DN đi đầu trong ngành công nghiệp non trẻ này Việt Nam, ông Đặng Công Hạo, Phó GĐ Cty Cỏ Xanh cho biết: “Không giống như gỗ, tre là một loại cây tăng trưởng nhanh và có chi phí ban đầu tương đối thấp nên đầu tư ít, có thể giúp cải thiện thu nhập cho người dân”. Vì tre là sản phẩm thân thiện với môi trường nên khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn 15% so với các sản phẩm thông thường.

Chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu các giống tre của VN

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Hoàng Sỹ Sơn, năm 2009 tổ chức Winrock đã phối hợp với tỉnh xây dựng đề án điểm phát triển 1.000 ha tre nguyên liệu gắn với chương trình nông thôn mới. Theo các tính toán ban đầu thì suất đầu tư cho một chu kỳ khai thác 4 năm, nông dân phải chi phí hết khoảng 40 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí lãi ròng vẫn đạt từ 60-70 triệu đồng/ha. So với chè hoặc cà phê thì hiệu quả không hề thua kém, trong khi tre dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và thích nghi cao trên mọi địa hình.

Theo GS Zhu Zhaohua, ngay từ những năm 1950, Trung Quốc đã chú trọng phát triển trồng tre, mỗi năm tăng diện tích 500.000 ha từ chính sách chuyển đất nông nghiệp sang lâm nghiệp. Tính đến năm 2009, diện tích tre nguyên liệu của nước này đã đạt 5,1 triệu ha. Chính phủ cũng đặc biệt khuyến khích nông dân phát triển vùng nguyên liệu. Cụ thể nông dân được nhận khoản tiền 5.000-6.000 NDT cho mỗi ha tre nguyên liệu trong vòng 8 năm đầu.

Trái với quan niệm trước đây là tre làm đất bạc màu, cằn cỗi thì bộ rễ của tre lại có tác dụng ổn định, chống xói mòn, xói lở bờ sông và chống bão lốc tốt…Ông Trần Văn Hạnh, thôn Hương Sơn, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh đã trồng 5 sào tre tầm vông (5.000m2) đúng vào đợt hạn nặng năm ngoái nhưng đến nay tre vẫn phát triển tốt. Việt Nam hiện có khoảng 1,4 triệu ha rừng tre nứa, chiếm 15% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng khoảng 8,4 tỷ cây. Trong số này có khoảng 800.000 ha là rừng tre nứa thuần loại và khoảng 600.000 ha hỗn giao với gỗ.

Mặt hàng từ tre của VN còn đơn điệu, giá trị kinh tế thấp

Tuy nhiên do công nghiệp chế biến ngành hàng này của ta chưa phát triển nên sản phẩm tre nứa của Việt Nam khá đơn điệu, nếu không muốn nói là nghèo nàn. Nhìn ra xung quanh, các sản phẩm được làm từ tre của vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc có thể nói đã tận dụng gần như tuyệt đối 100% giá trị của cây tre so với 25% tại Việt Nam. Nhìn vào các mặt hàng từ đồ mỹ tinh xảo như tranh đan chỉ tre được ví là “nghệ thuật của nghệ thuật” có giá trị lên tới hàng ngàn USD mỗi bức đến đồ gia dụng bền chắc như cánh cửa, giường, tủ, ván sàn…mới thấy tiềm năng của cây tre trong tương lai còn rất lớn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng cho biết, sau khi đi tham quan ngành công nghiệp chế biến tre của Trung Quốc trở về ông đang đặt nhiều kỳ vọng vào cây tre Việt Nam. Tuy nhiên do hiện nay, xuất phát công nghệ của ta chưa đáp ứng cộng với quỹ đất dành cho trồng tre còn quá nhỏ bé nên hệ số sử dụng nguyên liệu tre còn rất thấp, chưa mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi. Ông Hồ Xuân Hùng cũng cho hay, Bộ NN-PTNT sẽ sớm hoàn chỉnh kế hoạch phát triển ngành tre để trình Chính phủ phê duyệt, gắn cây tre với chương trình phát triển NTM.

Xem thêm
Phản ứng thuế đối ứng của Hoa Kỳ: Nhìn từ kinh nghiệm Tây Ban Nha

Cùng với mở rộng quan hệ kinh tế, tìm kiếm thị trường mới, quốc gia Nam Âu còn triển khai các biện pháp hỗ trợ trong nước để đảm bảo việc làm cho người dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

Vietjet ký kết hợp tác 300 triệu USD với Hoa Kỳ phát triển đội bay

Hàng không Vietjet và AV AirFinance vừa ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD phát triển đội bay, nâng  tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên tới 64 tỉ USD.

Thương chiến toàn cầu trở lại, Việt Nam vững tay chèo

Bài học từ khủng hoảng năm 1930 đặt ra cảnh báo mới. Việt Nam chủ động tìm giải pháp song phương và cải thiện năng lực cạnh tranh.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.