| Hotline: 0983.970.780

Vì sao 50% diện tích cam Vinh mới trồng đã thoái hóa?

Thứ Năm 30/11/2017 , 08:58 (GMT+7)

Tính đến đầu năm 2017, tỉnh Nghệ An có khoảng 5.000 ha cam, với 6 giống cam khác nhau gồm cam Vân Du, Xã Đoài (1 và 2), Con Cuông, Cao Phong, BH và V2. Trong đó, có 50% diện tích có chỉ dẫn địa lý.

Tuy nhiên, sau khi “đăng quang” trên thị trường bằng thương hiệu Cam Vinh, thì vụ cam 2017, Cam Vinh bị mất mùa nghiêm trọng. Vì sao vậy?

16-45-07_cm_vng_ngon_do_nhiem_benh
Cam bị vàng ngọn do nhiễm bệnh

Chúng tôi tìm về xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, nơi được coi là thủ phủ của vựa cam Phủ Quỳ và không khỏi ngạc nhiên khi được nghe những lời than vắn thở dài của những hộ dân chuyên trồng Cam Vinh ở đây.

Anh Nguyễn Văn Thái, trú tại xóm C1, là nông trường viên thuộc Công ty TNHH MTV Nông - Công nghiệp 3/2 cho biết: "Nhà tôi hiện đang có 10 ha cam, quýt. Mỗi năm tôi đầu tư cho 10 ha cam hết hơn 1tỷ đồng. Cách đây vài năm, cứ đến cuối vụ thu hoạch cam, trừ chi phí bỏ ra, tôi thu về ít nhất 1,5 tỷ.

Năm 2016, sâu bệnh bắt đầu lan rộng, năng suất giảm nhiều nên lãi chỉ được khoảng 900 triệu. Năm nay, sâu bệnh cộng với mưa nhiều, mua phải thuốc BVTV rổm khiến rầy chổng cánh hoành hành nên tôi mất trắng 3 ha cam kinh doanh, không bán được đồng nào. Kết thúc vụ cam, cả 6 ha cam chỉ bán được 1,5 tỷ đồng, trừ đầu tư còn lãi 500 triệu".

Ông Hoàng Nghĩa Dũng, trú tại xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp cho biết thêm: "Nhà tôi cũng trồng 6 ha cam, năm nay cũng mất mùa nặng, trên mỗi quả cam có những vết thâm đen lớn bé khác nhau vẫn gọi là cam bị “ghẻ”. Nếu không bán gấp chỉ 5-7 ngày quả sẽ rung. Để vớt vát đồng vốn, bà con phải hái sớm và bán đổ bán tháo nên thu chẳng đủ bù chi".

Cái đau nhất tại thủ phủ cam Quỳ Hợp chính là hàng trăm hộ trồng cam do trồng ồ ạt nên dùng giống trôi nổi, không sạch bệnh. Sau 3 năm trồng ở giai đoạn kiến thiết cơ bản hàng trăm ha cam tự dưng đổ bệnh vàng lá, vàng ngọn không ra quả bói rồi chết lụi dần. Những cây sống sót có ra được quả bói thì phía trên cuống quả bị deo lại không thể chín nổi. Bổ quả cam ra múi xốp mất 1/3. Thậm chí có nhiều quả xốp hết cả múi, bán chẳng ai mua.

16-45-07_su_3_nm_xdcb_cm_d_bi_vng_ngon_v_rung_l
Cây cam bị bệnh vàng ngọn, rụng lá

Ông Trần Đình Sơn, Phó phòng kế hoạch (Cty Nông – Công nghiệp 3/2)khẳng định: "Trước năm 2013, khi xã Minh Hợp, nơi được coi là thủ phủ cam Vinh của Quỳ Hợp, đang ở thời kỳ hoàng kim, đã hàng trăm hộ dân trồng cam tại Quỳ hợp đã thu 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha cam là bình thường.

Hồi đó, hàng chục hộ trồng cam tại Quỳ Hợp chỉ cần sau một vụ thu hoạch cam đã có thể ung dung tậu xe ô tô đắt tiền về nhà. Người trồng cam tại Quỳ Hợp vào thời điểm đó nhà nhà đều có của ăn, của để, không ít hộ đã trở nên giàu có. Vì thế, tại đây đã xuất hiện “làng tỷ phú” nhờ trồng cam.

Thế nhưng, mấy năm nay do bệnh dịch trên các vườn cam lây lan rất nhanh nên hiện đã có tới 70% số hộ trồng cam tại đây đang trong tình trạng “dở khóc, dở cười” với 50% diện tích cam bị dịch bệnh hoành hành".

Ông Sơn tính, trong khi cam đẹp bán giá 35 - 40 nghìn đồng/kg, thì số cam thu hoạch được trên diện tích cam bị bệnh chỉ bán được từ 5-7 nghìn đồng/kg. Họ không điêu đứng vì nợ nần mới là chuyện lạ.

Ông Nguyễn Văn Thái, nông trường viên thuộc Cty Nông – Công nghiệp 3/2 lo lắng nói: Cam Quỳ Hợp bị bệnh giống như bệnh chồi cỏ trên cây mía ở Nghĩa Đàn trước đây, nên cam bệnh vô phương cứu chữa. Bởi thế, ông phải tìm một vị trí khác cách khu vực cam đang bị bệnh khoảng 30 km để trồng mới bằng giống cam sạch bệnh mới hy vọng cứu vãn nổi...

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm