| Hotline: 0983.970.780

Vì sao thích giả danh nhà báo?

Thứ Ba 03/08/2010 , 09:41 (GMT+7)

Thời gian qua ở nước ta xảy ra rất nhiều vụ giả danh nhà báo.

Mới đây nhất sáng 29/7, BQL ga Hà Nội đã phối hợp với C45 (Bộ Công an) bắt giữ đối tượng (trú tại TX Cửa Lò, Nghệ An) vì nghi ngờ người phụ nữ này mạo danh phóng viên đang "tác nghiệp" trên tàu. Kiểm tra giấy tờ, Hòa xuất trình một số giấy tờ gồm: Giấy giới thiệu do Báo Tuổi trẻ Thủ đô cấp ngày 23/4/2010, hết hạn ngày 23/5/2010 và CMND mang tên Lê Thị Hòa, sinh năm 1981, quê quán: Thanh Chương, Nghệ An.

Được biết cách đây chưa lâu, Lê Thị Hòa đến ga Vinh "tác nghiệp" đã gây ra một số tai tiếng xấu...Và công an TX Cửa Lò từng tạm giữ khi Hòa đang hùng hổ xông vào một trường học, tự giới thiệu là phóng viên Báo TTTĐ để gặp Ban giám hiệu và đề nghị gặp một số học sinh để "điều tra" thông tin "có hay không chuyện cô giáo ngủ với bố chồng". Sau khi nhận được điện thoại can thiệp của Trưởng đại diện VP báo TTTĐ tại Ngệ An, ông Phan Công Lưu, Phó Chủ tịch UBND TX Cửa Lò đã đề nghị CATX Cửa Lò trả tự do cho Hoà. Nay thì thị lại bị tóm ở giữa Thủ đô.

Việc giả danh nhà báo không chỉ xảy ra đối với những đối tượng không có công ăn việc làm mà cả đối tượng đã có công ăn việc làm ổn định…cho thấy ở nghề báo và nhà báo nổi lên hai vấn đề.

Vấn đề thứ nhất là giá trị của nghề báo và giá trị của  nhà báo. Hiện nay nghề làm báo và nhà báo rất có giá trị, được xã hội rất tôn vinh, kính trọng. Bởi lẽ nghề báo được xem là quyền lực thứ tư, nhà báo là người có phẩm chất, đạo đức tốt,  nghiệp vụ tinh thông, đưa tin viết bài, đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng, vì sự phát triển của xã hội, sự cường thịnh của quốc gia dân tộc.

Song vấn đề thứ hai mà người dân, nhất là bạn đọc quan tâm và thấy nhức nhối là tất cả các đối tượng giả danh làm báo đều không từ mọi thủ đoạn, việc làm xấu xa nào vì động cơ vụ lợi cho mình. Như Nguyễn Văn Bình ở Cần Thơ giả danh nhà báo đang làm việc ở Đài Truyền hình Cần Thơ đi tuyển người làm việc cho cơ quan, rồi hùn vốn thành lập công ty để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhiều nạn nhân. Nhà báo “dỏm” Trương Vĩnh Anh Duy tự “phong” mình là Trưởng phòng phóng viên, thư kí toà soạn Báo Đời sống và Pháp luật cuối tuần để lừa các doanh nghiệp ép kí hợp đồng tài trợ bị A25 bắt…Mới đây ngày 24/7/2010, hai anh em làm nghề đá Trương Huỳnh Thiên, Trương Huỳnh Lâm ở Đà Nẵng giả danh là phóng viên Báo Thanh Niên để đòi cảnh sát giao thông Quảng Ngãi mãi lộ…cây lộc vừng.

Từ hàng loạt vụ việc trên khiến nhiều người có quyền suy nghĩ rằng thì ra trong làng báo nước ta vẫn tồn tại một bộ phận người làm báo lợi dụng vào quyền lực của nghề mình có nhằm trục lợi một cách quá dễ dàng, và chính những hành vi của những “con sâu làm rầu nồi canh” này bị phát giác đã "bôi nhọ" những nhà báo chân chính.

Như vậy, việc giả danh nhà báo xuất phát từ nguyên nhân có phần quyết định là trong nội bộ nghề báo, người làm báo vẫn có những nhà báo biến chất, mượn danh nhà báo để mưu cầu lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng xấu, phương hại đến uy tín, danh dự của nghề báo và nhà báo chân chính. Đây chính là lời nhắn gửi đến Đại hội IX Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra từ ngày 10- 12/8/2010 tại Hà Nội lần này để Hội tìm cách “giải độc” cho những nhà báo “báo hại” làng báo.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm