| Hotline: 0983.970.780

Vị thế chè Suối Giàng

Thứ Sáu 15/11/2013 , 08:48 (GMT+7)

Do hấp thụ và chắt lọc được những tinh tuý của đất trời, nên cây chè Suối Giàng đã dâng hiến cho con người một sản phẩm chè ngon nổi tiếng mà không nơi nào có được.

Festival trà Thái Nguyên- Việt Nam lần thứ hai, năm 2013  tổ chức tại TP.Thái Nguyên đã khép lại, song dư âm của nó vẫn còn đến hôm nay. Giữa nhiều cây chè nổi tiếng khắp nơi, cây chè cổ thụ Suối Giàng vẫn khẳng định được vị thế của mình là một trong những cây chè thuỷ tổ không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới...


Khách hàng bên gian hàng Tuyết Sơn trà Suối Giàng

Trong Fetsival trà Thái Nguyên- Việt Nam lần thứ hai, hội tụ những cây chè nổi tiếng của các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lâm Đồng...cùng nhiều nhãn hiệu trà nổi tiếng trong nước và thế giới.

Giữa “thế giới” chè với nhiều nhãn hiệu trà lừng danh: Dilmah, Tân Cương Hoàng Bình, Thành Sơn Trà, Cozy, Hà Thái Trà, An Lộc Sơn Trà..., nhãn hiệu trà Suối Giàng thể hiện sự kiêu hãnh của một cây chè cổ thụ vững chãi hàng trăm năm trên núi cao, để tạo nên “Hương vị di sản trà Việt”.


Giới thiệu cây chè Suối Giàng và sản phẩm chè Suối Giàng của Cty Đức Thiện

Rừng chè cổ thụ Suối Giàng do mọc tự nhiên phân tán trên núi cao, nhiều cây to bằng cả người ôm, sống trong môi trường quanh năm giá lạnh ẩn mình trong mây mù nên búp chè Suối Giàng to như búp đa, trên bề mặt phủ một lớp lông tơ mịn màng như tuyết phủ.

Bởi thế, nên người ta mới gọi là chè Shan tuyết. Do hấp thụ và chắt lọc được những tinh tuý của đất trời, nên cây chè Suối Giàng đã dâng hiến cho con người một sản phẩm chè ngon nổi tiếng mà không nơi nào có được. Bởi chè Suối Giàng đã hội tụ 3 yếu tố: Hương thơm-vị đậm- nước xanh.


Thưởng thức chè Suối Giàng

Rót chén chè Suối Giàng người ta thấy trên miệng chén lan toả một làn hơi nước mờ như khói mỏng tang, nước vàng óng màu mật ong, đặt chén trà nóng ấm lên bàn tay đưa lên gần mũi đã thấy mùi thơm ngậy, với sức quyến rũ lạ thường.

Người ta hít hà hương thơm của chén trà thật sâu để tận hưởng hương vị của chè trước khi nhấp từng ngụm nhỏ.

Viện sĩ thông tấn K.M Djenmukhatze, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ) năm 1976 đã tới Suối Giàng nghiên cứu cây chè, ông đã phải kinh ngạc thốt lên: Tôi đã đi qua 120 nước có chè trên thế giới, nhưng chưa ở đâu có cây chè cổ thụ như cây chè Suối Giàng. Phải chăng cây chè Suối Giàng là cây chè thuỷ tổ của Việt Nam và thế giới? Chè ở đây vô cùng độc đáo, bát nước chè xanh có đủ 18 vị đầu đẳng của chè thế giới...

Với những chứng cứ khoa học, Viện sĩ K.M Djenmukhatze kết luận "Việt Nam là cái nôi đầu tiên của cây trà thế giới”. Đặc biệt, vùng Suối Giàng được mệnh danh là "Đệ nhất kỳ quan trà Việt Nam”.

Có rất nhiều sản phẩm chè suối Giàng với những thương hiệu: Đằng Trà, Tuyết Sơn Trà, Suối Giàng... Mấy năm gần đây xuất hiện Chè 5 cực, sản phẩm của ông Lê Quang Tùng. Đây là loại chè chỉ có một búp được hái vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc. Chè 5 cực đó là: Cực khổ, cực ngon, cực sạch, cực đẹp và cực đắt, với giá từ 2-2,5 triệu/kg.


Ngài Đại sứ Tây Ban Nha Fernando Curcio (trái) và bà Nguyễn Thị Thu Hà –Chủ tịch Hội Phụ nữ Yên Bái bên cây chè cổ thụ Suối Giàng

Trong Fetsival trà Thái Nguyên- Việt Nam lần thứ hai, cây chè Suối Giàng chỉ xuất hiện ở hai gian hàng của Trung tâm Xúc tiến du lịch và của Cty TNHH Đức Thiện giữa một “rừng” thương hiệu chè. Nhưng cây chè Suối Giàng vẫn khẳng định được vị thế của cây chè cổ thụ, cây chè thuỷ tổ đầy kiêu hãnh.

Ông Hoàng Trọng Huy- GĐ Cty chè Đức Thiện cho biết: Những ngày khai mạc Fetsival trà đã có hàng trăm khách trong nước và quốc tế tới thăm quan gian hàng và thưởng thức trà Suối Giàng của Cty Đức Thiện. Chỉ ngày đầu doanh số bán ra được gần 20 triệu đồng...

Ông Trần Ngọc Quang, một người sành trà phường Thịnh Đán-TP.Thái Nguyên nhận xét:

"Trà Suối Giàng nức tiếng từ lâu, mặc dù đã nhiều lần uống trà Suối Giàng nhưng nay ngồi tại đây vừa uống trà vừa được nghe giới thiệu và đàm đạo về cây chè Suối Giàng tôi cứ ngỡ mình đang ngồi dưới gốc cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, hứng sương trời đun nước pha trà để trò chuyện cùng trăng sao. Hương vị của trà đã khiến cho tâm hồn phiêu du, bay bổng giữa mây trời non nước...".

Quả là chè Suối Giàng có một vị thế đặc biệt trong Fetsival Chè!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm