| Hotline: 0983.970.780

Vụ đông 2016 đạt giá trị 25.000 tỷ đồng

Thứ Ba 12/09/2017 , 07:15 (GMT+7)

 Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã chủ trì hội nghị Đánh giá kết quả sản xuất vụ đông xuân năm 2016 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2017 các tỉnh phía Bắc...

16-58-42_1
Hội nghị tổng kết vụ đông 2016 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2017 các tỉnh phía Bắc

Mặc dù diện tích gieo trồng vụ đông 2016 giảm, nhưng tổng giá trị cây vụ đông năm 2016 vẫn đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, tăng 2,7 nghìn tỷ so với năm 2015. Điều đó cho thấy, nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dần từ sản xuất nông sản giá trị thấp sang sản xuất cây trồng giá trị cao (hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng).

Chiều ngày 11/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã chủ trì hội nghị Đánh giá kết quả sản xuất vụ đông xuân năm 2016 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2017 các tỉnh phía Bắc.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, có một điểm đáng chú ý trong vụ đông 2016, đó là hầu hết các loại cây vụ đông chủ lực đều giảm diện tích so với năm 2015, điển hình là ngô (giảm 12.000ha), đậu tương (giảm 6.000ha), khoai lang (giảm 3.000ha). Chỉ riêng diện tích rau đậu tăng 10.000ha so với vụ đông năm 2015. Các mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao (50 - 400 triệu đồng/ha) xuất hiện ở hầu hết các tỉnh.

Tuy nhiên, sản phẩm vụ đông tiếp tục gặp khó khăn do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu cạnh tranh. Công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu. Sản phẩm chủ yếu là bán lẻ tại các chợ và qua nhiều trung gian nên giá trị thấp hơn rất nhiều so với giá tại các chợ.

Cho rằng vụ đông là vụ đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo: Vụ đông 2017 cần phải xác định rõ đối tượng, cơ cấu giống và tập trung các giải pháp mở rộng diện tích cũng như các biện pháp phù hợp để tập trung chỉ đạo điều hành. Ngô được xem là loại cây chủ lực, phục vụ mục tiêu lấy hạt và sản xuất sinh khối cho đại gia súc.

Đồng thời, Thứ trưởng cũng chỉ đạo phải tiếp tục đa dạng hoá các nhóm cây khác (ngoài các loại cây chủ lực), chú ý trồng rải vụ đối với cây rau nhằm giảm áp lực tiêu thụ. Và, điều mấu chốt để tạo ra một vụ đông thắng lợi, đó là ứng dụng khoa học kỹ thuật cao trong sản xuất.

Theo ông Nguyễn Như Hải, Trưởng phòng Cây lương thực - Cây thực phẩm (Cục Trồng trọt), vụ đông năm 2017 cần phấn đấu đạt diện tích theo kế hoạch 410.000ha (tăng 10.000ha so với vụ đông 2016), sản lượng trung bình 4,8 triệu tấn (tăng 290.000 tấn), tổng giá trị sản xuất khoảng 26 - 28 nghìn tỷ đồng, trung bình giá trị sản xuất đạt 65 - 70 triệu đồng/ha.

Đối với sản xuất ngô làm thức ăn xanh ủ chua, một đối tượng cây cây trồng có nhiều dư địa tăng diện tích trong vụ đông. Theo ông Nguyễn Văn Lập, PGĐ Sở NN-PTNT Nghệ An, vụ đông 2016, Nghệ An chuyển đổi nhiều diện tích ngô lấy hạt sang ngô làm thức ăn xanh để bán cho các công ty chăn nuôi (Vinamilk và TH Truemilk), lợi nhuận 1 sào khoảng 1,8 - 2 triệu/vụ (mỗi vụ khoảng 40 ngày) tương đương lãi khoảng 45 - 50 triệu đồng/ha/vụ, hiệu quả kinh tế tương đối cao.

16-58-44_dscf3612
Đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra sản xuất vụ đông 2016 tại Hải Dương

Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu ngô: Loại cây này nên thu hoạch vào thời điểm chín sáp (mục đích sử dụng lượng tinh bột đã hình thành trong hạt), do vậy vẫn cần trồng với mật độ vừa phải để cho cả năng suất và chất lượng ngô cao nhất. Các vùng khó khăn có thể trồng 6 vạn cây/ha, các vùng thâm canh có thể trồng 6,5 - 7,5 vạn cây/ha. Không nên để 2 cây/hốc làm giảm sinh khối và khả năng kết hạt của bắp. Để đạt trên 50 tấn sinh khối/ha thì mỗi cây phải đạt từ 0,8 - 1,2 kg/cây.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt lưu ý: Bệnh lùn sọc đen trên ngô dự báo sẽ phát sinh và gây hại tại một số tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An... do các tỉnh này đã bị nhiễm bệnh này trên lúa và tiếp tục triển khai trồng ngô đông trên đất 2 lúa và đất bãi ven sông.

Theo tham luận của Viện Rau Nghiên cứu rau quả, xét về hiệu quả kinh tế, 1ha trồng rau hoặc hoa có khả năng cho lãi ròng gấp 3 - 5 lần với lúa và gấp từ 2 - 3 lần so với cây màu khác. Nếu tính riêng lợi nhuận của một số loại hoa như cúc, đồng tiền, lily, lan thì lợi nhuận có thể đạt được từ 500 - 700 triệu/ha/vụ (vào vụ đông). Tuy nhiên, các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao chưa được ứng dụng rộng rãi và đồng bộ. Nhiều giống rau, hoa chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Một số thành phố lớn và các vùng trồng rau hoa tập trung vẫn chưa chú trọng ứng dụng các công nghệ tiên tiến nên năng suất chất lượng còn thấp.

Ông Trần Quang Tiến - PGĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết: Từ nay đến hết năm 2017, hiện tượng ENSO vẫn duy trì trạng thái trung tính, khoảng 5 - 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển đông (trong đó 2 - 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp vào đất liền). Lượng mưa tháng 9/2017 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, còn tháng 10 - 12 thấp hơn trung bình nhiều năm. Đây là một tín hiệu tốt, hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm