| Hotline: 0983.970.780

Vùng quýt Bắc Kạn thiệt hại chục tỷ đồng do quả rụng, nhiều hộ dân trắng tay

Thứ Sáu 12/01/2018 , 10:05 (GMT+7)

Đợt mưa phùn kèm theo gió rét kéo dài từ 27/12/2017 đến ngày 9/1 vừa qua không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, mà còn gây thiệt hại rất lớn cho người dân vùng quýt ở Bắc Kạn.

Đến vườn quýt của anh Trịnh Văn Ngoan ở thôn Nà Đinh (xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) không khỏi xót xa. Quýt rụng trắng mặt đất, bốc mùi thum thủm, chua chua do đang trong quá trình thối rữa.

Anh Ngoan cho biết, khu vườn này có hơn 400 gốc quýt, cây ít nhất cho hơn 40kg quả, cây nhiều hơn 70kg. Tổng cộng là khoảng 22 tấn quýt đã bị mất trắng, không thu nổi 1kg nào. Tinh ra, thiệt hại hơn 110 triệu đồng, một số tiền rất lớn với một gia đình nông dân như anh.

07-42-33_nh_trinh_vn_ngon_ngoi_buon_nhin_ti_sn_hng_trm_trieu_cu_minh_bi_roi_rung_mt
Anh Trịnh Văn Ngoan ngồi buồn nhìn tài sản hàng trăm triệu của mình bị rơi rụng mất

Một hộ dân khác ở xã Quang Thuận là bà Đinh Thị Chuyên cho biết, mùa quýt này người dân thiệt hại đủ đường. Giá quýt thấp, tư thương mua đổ đồng khoảng 5.000 đồng/kg, loại đẹp cao khoảng 6.000 đồng/kg những cũng khó tiêu thụ. Vì năm nay những thương lái ở các tỉnh, thành khác đến mua rất ít. Khi thấy trời mưa, gia đình chị Chuyên đã rất cố gắng đi hái được tý nào hay tý đấy, nhưng quýt hỏng nhiều, chỉ chọn được khoảng 15%. Mang về lại lựa lại lần nữa mà quả vẫn hỏng tiếp hơn 1/3. Khi bán cho tư thương lái chấp nhận phải trừ đi mỗi sọt từ 3 - 5kg quả hỏng.

07-42-33_chi_dinh_thi_chuyen_cho_biet_nhung_qu_con_sot_li_tren_cy_hi_xuong_cung_bi_thoi_nhu_ny
Chị Đinh Thị Chuyên cho biết những quả còn sót lại trên cây, hái xuống cũng bị thối như này

Đến xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông thời điểm này đâu đâu cũng chỉ nghe tiếng than thở của người dân vì nhà nào cũng thất thu do quýt thối rụng. Hộ bị ít thì khoảng 2,5 tấn, hộ nhiều lên đến hơn 30 tấn. Thậm chí có hộ là bà Nông Thị Phùng ở thôn Nà Thoi bị mất trắng vườn quýt khoảng gần 40 tấn quả. Theo đại diện chính quyền xã Quang Thuận thì cơ bản các hộ dân đều bị thiệt hại.

Trao đổi vấn đề này với ông Hoàng Thanh Bình – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Kạn, được biết, tỉnh hiện có khoảng hơn 2.000 ha cam quýt đang độ thu hoạch trên tổng diện tích 2.600 ha. Tổng sản lượng toàn tỉnh đạt 16.000 tấn, đã thu hoạch chỉ đạt hơn 70%, còn lại 30% chưa thu hoạch, tương đương với hơn 4.000 tấn quả cả cam và quýt. Mặc dù không có thống kê chính thích về thiệt hại, song ước tính có khoảng 2.500 tấn quả gặp mưa đã bị thối, rụng. Con số thiệt hại khoảng 13 tỷ đồng.

Ông Bình giải thích quýt rụng là do cuối vụ, quả đã quá chín, cuống khô, vỏ đã tách múi nên khi gặp mưa sẽ bị thối hỏng. Còn các loại cây khác như cam, bưởi, chanh thì ít thiệt hại lớn hơn.

07-42-33_quyt_d_chin_ky_nen_gp_mu_du_khong_rung_nhung_cung_bi_thoi_loi_nhu_the_ny
Quýt đã chín kỹ nên gặp mua dù không rụng nhưng cũng bị thối lõi như thế này

Cũng theo ông Bình, vụ quýt năm nay nông dân trồng quýt ở Bắc Kạn thiệt đơn thiệt kép. Giá quýt ngay từ đầu vụ bán đổ đồng cũng chỉ đạt 5000 – 6000 đồng, lại khó bán dù là quýt sạch. Lý do nhiều vườn quýt đã già cỗi, thoái hóa nên quả có vị chua không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Với giá bán như vậy người trồng quýt may ra chỉ hòa vốn.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm