| Hotline: 0983.970.780

Xã cũng được cơ cấu giống (!?)

Thứ Ba 10/12/2013 , 11:43 (GMT+7)

Trước thời điểm SX vụ xuân 2014, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lập, PGĐ Sở NN-PTNN Nghệ An xung quanh vấn đề giống cho SX vụ xuân 2014.

Trong SXNN, giống cây trồng có vai trò quan trọng, nếu giống không đảm bảo chất lượng sẽ làm mùa màng thất bát. Vì thế công tác giống được ngành nông nghiệp Nghệ An quan tâm sát sao. Trước thời điểm SX vụ xuân 2014, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lập, PGĐ Sở NN-PTNN Nghệ An xung quanh vấn đề này.


Ông Nguyễn Văn Lập (đứng giữa) trả lời PV về công tác giống cây trồng

Xin ông cho biết tình hình cung ứng giống lúa trên địa bàn tỉnh?

Nghệ An có 4 đơn vị cung ứng giống chủ yếu gồm Cty CP Giống cây trồng Nghệ An, Cty CP TCty VTNN Nghệ An, Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An và Chi nhánh Cty CP Giống cây trồng miền Bắc. Ngoài ra còn có sự tham gia của nhiều DN ngoài tỉnh. Điều này cũng dễ hiểu, bởi theo quy định về chương trình khảo nghiệm giống, ngoài các đơn vị sự nghiệp thì các DN cũng có quyền tham gia.

Hằng năm, Nghệ An đưa vào thử nghiệm từ 30 - 40 giống cây trồng các loại. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, số lượng giống khảo nghiệm trên địa bàn được Bộ NN-PTNT công nhận chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do đó, việc đưa giống vào được kiểm soát chặt chẽ chứ không lựa chọn đại trà như trước, giống nào tốt thì sẽ có công văn đề nghị công nhận.

Sở NN-PTNT cơ cấu đến 80 loại giống SX vụ xuân 2014, liệu có quá nhiều?

Đúng là trong đề án của Sở NN-PTNT có đưa vào khá nhiều giống nhằm đảm bảo công bằng cho các DN, giúp các địa phương có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên Sở cũng quy định, mỗi huyện không được cơ cấu quá 3 giống lúa lai, 3 giống lúa thuần, mỗi xã cũng chỉ được cơ cấu từ 2 - 3 giống. Trên một cánh đồng chỉ cho phép triển khai 1 - 2 giống có thời gian sinh trưởng ngang nhau. Dù nhiều giống nhưng Sở đủ khả năng để kiểm soát được tình hình.

Việc cung ứng giống được tiến hành ra sao, thưa ông?

Trong quy định quản lý giống mà tỉnh ban hành, các địa phương mời đơn vị vào cung ứng đều phải ký kết hợp đồng, có điều khoản quy định rõ ràng. Nếu trong quá trình SX mà bị thiệt hại do giống thì dĩ nhiên nhà cung ứng phải đền bù theo sản lượng.

Qua quá trình theo dõi, chúng tôi nhận thấy nhiều địa phương thực hiện chưa sát sao nên rất khó xử lý. Khi xảy ra thiệt hại, Sở phải xuống tận nơi để giải quyết thay, xác định rõ nguyên nhân rồi mới đưa ra phương án xử lý, mất nhiều thời gian.

Theo ông, làm sao để cải thiện chất lượng giống?

5 năm qua, chúng tôi đã cố gắng tập trung, chỉ đạo SX theo hướng hàng hóa, do đó năng suất lúa hàng năm tăng đáng kể, luôn duy trì ở mức 950.000 -960.000 tấn. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng cần phải tăng cường hơn nữa. Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương không cơ cấu những giống có chất lượng gạo kém.

Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh những vùng quy hoạch cánh đồng mẫu lớn SX lúa hàng hoá. Mời các DN đưa giống phù hợp vào khảo nghiệm, sau đó sẽ lựa chọn rồi nhân ra diện rộng.

Sở NN-PTNT đã có giải pháp nào để nâng cao hiệu quả SXKD giống cây trồng?

Chúng tôi sẽ kiểm soát kỹ các đơn vị cung ứng, xác định rõ nguồn gốc, chất lượng của giống ngay từ khi bắt đầu SX. Tăng cường, bám sát việc quản lý hơn nữa và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Sở NN-PTNT khó có thể quản lý được hết, nên cần sự quan tâm, giúp sức của các huyện, các địa phương, các ngành cùng nhau phối hợp làm tốt nhiệm vụ.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.