| Hotline: 0983.970.780

Xã đầu tiên trồng chè đạt UTZ Certifed

Thứ Ba 15/11/2011 , 10:56 (GMT+7)

Sau 5 tháng nỗ lực, chè Tân Hương đã trở thành thương hiệu chè đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Certified.

Sau 5 tháng nỗ lực thực hiện phương pháp sản xuất mới, chè Tân Hương - thương hiệu chè đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Certified.

Chứng nhận UTZ Certified là chứng nhận đảm bảo tính khách quan theo tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất có kiểm soát, mang tính bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau cà phê và ca cao, lần đầu tiên ở Việt Nam, sản phẩm chè được chọn để cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Certified.

Theo chương trình, từ tháng 6/2011, HTX chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - nằm trong vùng chè đặc sản Tân Cương đã có chứng nhận chỉ dẫn địa lý) được chọn là đơn vị tiến hành tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ Certified. Chương trình được sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ Hà Lan (Solidaridad) và Dự án QSEAP (nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp, Sở NN- PTNT tỉnh Thái Nguyên).

Tham gia thực hiện chứng nhận, HTX chè Tân Hương đã tập hợp được 37 hộ xã viên với diện tích 10,25 ha và sản lượng 28 tấn. Bà Đỗ Thị Hiệp, Chủ nhiệm HTX cho biết, nhận thức được đòi hỏi của thị trường, các hộ xã viên đã chủ động và quyết tâm trong việc thực hiện chứng nhận. Khi hệ thống quản lý nội bộ được hình thành, việc giám sát công việc sản xuất và chế biến được tiến hành bất thường. Các hộ được chia làm 7 tổ, các tổ trưởng có trách nhiệm đôn đốc và giám sát việc tuân thủ của từng hộ dân đối với các quy định thực hành sản xuất theo chứng nhận UTZ Certified.

Chính vì vậy, toàn bộ sản phẩm được chứng nhận đảm bảo có thể truy nguyên nguồn gốc đến từng hộ sản xuất. Bà Nguyễn Thị Nhài (xã viên HTX chè Tân Hương) cho biết, gia đình bà có hơn 1 mẫu chè, làm chứng nhận UTZ Certified thì phải thực hiện việc ghi chép luân chuyển từ hộ gia đình đến HTX và ra thị trường, ghi chép sổ sách cho từng lô đầu vào và đầu ra cho đến tận tay người mua hay trên từng bao bì với ký hiệu lô cụ thể. Các lô hàng được để riêng biệt có nhãn mác sẽ không thể lẫn vào đâu được.

Đánh giá về năng lực đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của người làm chè, bà Lê Thị Hoàng Mai (Điều phối viên dự án QSEAP) cho biết, các hộ xã viên đã thực hiện ghi chép mọi hoạt động vào sổ nhật ký nông hộ với đầy đủ những thông tin như ngày thực hiện, lô chè thực hiện, các chi tiết về kỹ thuật, lao động, thu hái, các hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc ghi chép giúp kiểm soát các hoạt động sản xuất được thực hiện theo đúng quy định, xã viên có đủ thông tin để cải tiến điều kiện sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm.

Ông Đoàn Anh Tuân: 

Đây là tín hiệu rất tốt từ phía thị trường, sẵn sàng đón nhận và tiêu thụ những sản phẩm an toàn, có truy nguyên nguồn gốc, Hiệp hội Chè VN sẽ tiếp tục tìm thêm các đối tác để đảm bảo việc thực hiện chứng nhận UTZ Certified là xu hướng sản xuất bền vững của tương lai.

Về các quy định thực hiện chứng nhận UTZ Certified, ông Nguyễn Văn Thiết (Trưởng đại diện Tổ chức UTZ Certified) cho biết, 100% xã viên được đào tạo và hướng dẫn những kỹ năng thực hành sản xuất tốt, triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, an toàn lao động... Theo đánh giá, các xã viên Tân Hương đã có sự thay đổi lớn trong tập quán sản xuất như: Quá trình trồng và chăm sóc đã áp dụng được những kỹ thuật tiên tiến, bón phân hợp lý, sử dụng các biện pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp, sản phẩm được thu hái đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không dư lượng hoá chất, đảm bảo lưu giữ và chế biến trong điều kiện vệ sinh...

Lợi ích của người làm chè khi thực hiện chứng nhận UTZ Certified đã được bà Lê Hồng Vân (Trưởng đại diện Solidaridad - tổ chức hỗ trợ chứng nhận) cho biết, đó là quá trình để người nông dân tự đổi mới về tư duy, phương pháp canh tác. Đặc biệt, giá trị và năng suất cũng như thu nhập của người nông dân ngày càng được nâng cao. Solidaridad đã giới thiệu và được Hiệp hội Chè Việt Nam đồng ý việc bao tiêu toàn bộ sản phẩm của HTX chè Tân Hương.

Theo ông Đoàn Anh Tuân (Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam) thì việc bao tiêu toàn bộ sản phẩm là quyết định không hề táo bạo. Ông Tuân lý giải, chứng nhận UTZ Certified như là thương hiệu đặc biệt, cũng có thể coi đó là tấm vé thông hành để chè Tân Hương hấp dẫn, thu hút khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngay sau khi nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè UTZ Certified Tân Hương, Hiệp hội Chè VN đã ký hợp đồng và chuyển toàn bộ sản phẩm đó sang phía Công ty Chè Cozy.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm