| Hotline: 0983.970.780

"Xây nhà trên nền đất cứng"

Thứ Sáu 15/06/2012 , 11:59 (GMT+7)

Công ty CP Phân bón Bình Điền vừa tổ chức lớp huấn luyện “Đại lý phân bón Đầu Trâu chuyên nghiệp” cho 80 đại lý, cửa hàng bán lẻ tại 2 tỉnh Bat Tam Bong và Ban Taey Mean Chaey (Campuchia).

Công ty CP Phân bón Bình Điền vừa tổ chức lớp huấn luyện “Đại lý phân bón Đầu Trâu chuyên nghiệp” cho 80 đại lý, cửa hàng bán lẻ tại 2 tỉnh Bat Tam Bong và Ban Taey Mean Chaey (Campuchia).

Chị Vath Vinya- chủ một cửa hàng bán lẻ phân bón tại xã Kong Pong Svai, huyện Saray Sophol, tỉnh Ban Teay Mean Chaey, cho biết: “Tôi bán phân bón Đầu Trâu được 2 năm nay, bán hàng theo hướng dẫn ghi trên bao bì và yêu cầu bón phân theo truyền thống SX của bà con nông dân. Có lúc người mua hỏi thêm về phân bón, tôi chịu. Được học như thế này tôi hiểu biết được nhiều điều, không chỉ về các sản phẩm phân bón Đầu Trâu mà cả cách thức sử dụng phân bón nói chung. Tôi sẽ tư vấn tốt hơn cho nông dân khi họ mua phân bón tại cửa hàng.”

Ông Vichara- Phó GĐ Sở Nông lâm ngư nghiệp tỉnh Bat Tam Bong nói: “2 tỉnh Battambong và Ban Taey Mean Chaey là vựa lúa lớn nhất của Campuchia. Việc quảng bá, hướng dẫn sử dụng phân bón như thế này của Cty Bình Điền là rất tốt. Tôi học ngành nông nghiệp ở Nga 7 năm, nhưng không phải đã biết tất cả. Lớp tập huấn của quý Cty giúp bản thân tôi hiểu thêm rất nhiều về phân bón và cách sử dụng. Lớp học còn giúp giải đáp được nhiều câu hỏi lớn, như vì sao lợi thế SX lúa của Campuchia hơn hẳn VN mà năng suất lúa chỉ bằng phân nửa VN? Có nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân rất quan trọng là việc sử dụng chưa đúng, chưa đủ phân bón trong SX.

Cũng theo ông Vichara, người dân Campuchia chưa thoát ra được tư duy SX phụ thuộc vào trời, chưa biết và chưa dám đầu tư SX lúa theo hướng hàng hóa. Các lớp học như thế này mở mang rất nhiều kiến thức bổ ích cho những người kinh doanh phân bón, giúp họ trở thành những nhà tư vấn thật sự về phân bón cho nông dân mà ngành nông nghiệp chưa làm được. Sở mong được các chuyên gia VN tư vấn nhiều hơn, sâu hơn không chỉ về phân bón, thuốc BVTV mà cả về đất, giống cây trồng… để đến năm 2015 Campuchia có thể xuất khẩu được 1 triệu tấn gạo, như quyết tâm của Chính phủ.

Lớp tập huấn diễn ra trong 2 ngày, với các nội dung: “Ngành trồng lúa của Campuchia”, “Cơ sở việc bón phân hợp lý”, “Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV”, “Kỹ thuật canh tác lúa nước trời và lúa cao sản”, “Kỹ thuật trồng, chăm sóc ngô, khoai mỳ”, “Hướng dẫn bán lẻ phân bón”. Song có sự trao đổi, thảo luận, kiểm tra, trao thưởng cho học viên xuất sắc và giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện đại lý phân bón Đầu Trâu chuyên nghiệp.

Đây là lớp thứ 2 của Cty Bình Điền, lớp trước tổ chức tại Phnom Penh cho 150 đại lý cấp 1, lớp này cho đại lý cấp 3 và cửa hàng bán lẻ. Theo ông Chhuon- TGĐ Tập đoàn Yetak, tổng đại lý phân phối phân bón Đầu Trâu tại Campuchia thì hiện nay có hàng chục hãng phân bón lớn của nước ngoài đang kinh doanh tại nước này. Một số hãng cũng có tổ chức ngày hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhưng chỉ làm tại Phnom Penh, còn tập huấn cho cửa hàng bán lẻ thì chỉ có Cty Bình Điền làm được. Cũng theo ông Chhuon, hiện nay phân bón Đầu Trâu đã có mặt trên khắp các tỉnh thành Campuchia, được nông dân tín nhiệm, lượng tiêu thụ ngày càng tăng (năm 2011 là 67 ngàn tấn, năm nay dự kiến trên 100 ngàn tấn). Từ tháng 4 đến nay phân bón Đầu Trâu tại Campuchia lúc nào cũng hút hàng.

"Thật khó có DN nào làm được những việc cụ thể và thiết thực với đại lý và bà con nông dân nước ngoài như thế này, căn nhà kinh doanh của phân bón Đầu Trâu trên đất nước chùa Tháp rõ ràng đã được xây dựng trên nền đất cứng", PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ nhận xét.

Ông Tiêu Y- chủ cửa hàng bán lẻ phân bón tại xã Chray, huyện Thmor Kol, tỉnh Bat Tam Bong tỏ ra tâm đắc với lớp học. Ông nói: “Các nhà khoa học VN hiểu rất rõ đồng đất Campuchia. Bài giảng của họ thuyết phục vì đã có khảo nghiệm, kiểm chứng ở nhiều vùng đất (chỉ tại 1 huyện của tỉnh Kong Pong Chnang mà có tới 10 điểm SX trình diễn). Qua lớp học chúng tôi hiểu rõ về các chất trung, vi lượng (TE) cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của cây trồng, rồi chất Agrotain giúp giảm thất thoát, tăng hiệu quả sử dụng đạm lên đến 30%, chất Avail giúp cây trồng sử dụng lân tốt hơn từ 30 đến 50% mà chỉ có trong phân bón Đầu Trâu.

Tôi thật sự tin, phục các nhà khoa học của Cty Bình Điền. Họ là GS, TS mà xắn quần lội ruộng hướng dẫn nông dân SX trình diễn, có làm đối chứng để đưa ra công thức bón phân hợp lý nhất, giúp tăng năng suất lúa từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với cách chăm sóc lúa truyền thống. Tôi bán phân bón Đầu Trâu 5 năm nay, lượng bán tăng nhanh qua từng năm (năm 2007 là 15 tấn, năm 2011 là trên 100 tấn).

Bà So Phol, một đại lý phân Đầu Trâu phụ họa: “Lớp học còn trang bị cho đại lý hiểu về vai trò của thương hiệu và cách bán lẻ phân bón, cách sắp xếp cửa hàng sao cho thuận tiện, vừa bảo quản tốt phân bón, vừa không gây ra ô nhiễm môi trường, có hại cho sức khỏe của chính người bán hàng. Tôi về phải sắp xếp lại ngay kho hàng, không để hàng trên nền xi măng mà tôi cho là rất tốt rồi, nữa”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm